logo

Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự


Giải VBT Ngữ văn 6 bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Câu 1 (trang 28 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1)

Đọc truyện Phần thưởng và trả lời câu hỏi sau:

a, Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? Hãy gạch dưới câu văn thể hiện sự việc đó.

b, Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

c, Truyện này vói truyện về Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề.

d, Sự việc trong Thân bài thú vị ở chỗ nào?

Lời giải

a, Chủ đề của truyện:

   - Biểu dương những người thật thà, ngay thẳng.

   - Chế giễu những kẻ tham lam, lọc lõi, ham lợi.

Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề:

   - Sự việc thể hiện chủ đề biểu dương là: người nông dân nhặt được viên ngọc quý muốn đem dâng tiến vua, vua thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.

   - Sự việc thể hiện chủ đề chế giễu là: người nông dân xin được ban thương 50 roi và chia cho tên quan 25 roi, nhà vua đuổi tên cận thần ra.

b, Ba phần của truyện là:

    + Mở bài từ "Một người nông dân" đến "dâng tiến nhà vua".

    + Thân bài từ "Ông ta tìm đến" đến "hai mươi nhăm roi".

    + Kết bài từ "Nhà vua bật cười" đến "một nghìn rúp".

c, So sánh truyện Phần thưởng với truyện về Tuệ Tĩnh

So sánh Truyện Phần thưởng Truyện về Tuệ Tĩnh
Bố cục Có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Chủ đề Biểu dương người thật thà, ngay thẳng và chế giễu những kẻ tham lam, hám lợi. Ca ngợi người thầy thuốc có tâm, không chữa bệnh vì danh lợi.

d, Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ sự việc ấy mang tính bất ngờ: người nông dân xin được ban thưởng 50 roi.

Câu 2 (trang 29 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1)

Đọc lại các bài Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?

Lời giải

Đoạn mở bài Đoạn kết bài
Sơn Tinh, Thủy Tinh Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.
Sự tích Hồ Gươm Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
So sánh, đánh giá Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh không thông báo trước việc sẽ xảy ra, chỉ thông báo hoàn cảnh của câu chuyện. Còn Sự tích Hồ Gươm thông báo trước một phần việc sẽ xảy ra.

Sơn Tinh, Thủy Tinh kết thúc bằng việc Thủy Tinh hằng năm dâng nước đánh Sơn Tinh -> ngụ ý hiện tượng lũ lụt.

Sự tích Hồ Gươm kết thúc bằng việc xuất hiện cái tên Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm).

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác