logo

Bài 15. Bảo vệ di sản văn hóa

Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 82 VBT GDCD 7)

Lời giải:

- Ảnh 1: Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội, đây là di sản văn hóa vật thể, là di sản văn hóa quốc gia

- Ảnh 2: Cầu Thê Húc – Hà Nội, đây là di sản văn hóa vật thể, là di sản văn hóa quốc gia

- Ảnh 3: Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh, đây là di sản văn hóa vật thể, là di sản văn hóa thế giới

- Ảnh 4: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên –Tây Nguyên, đây là di sản văn hóa phi vật thể, là di sản văn hóa thế giới

- Ảnh 5: Phố cổ Hội An –Quảng Nam, đây là di sản văn hóa vật thể, là di sản văn hóa thế giới

Câu 2 (trang 84 VBT GDCD 7)

Lời giải:

Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền thừ thế hệ này qua thế hệ khác.

Câu 3 (trang 84 VBT GDCD 7)

Lời giải:

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh

VD: Chùa một cột, cố đô Huế, Vịnh Hạ Long,...

Câu 4 (trang 84 VBT GDCD 7)

Lời giải:

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề.

VD: Ca dao tục ngữ, nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,...

Câu 5 (trang 84 VBT GDCD 7)

Lời giải:

Di sản văn hóa quốc gia

Di sản văn hóa được công nhận là di sản văn hóa thể giới

Chùa một cột, cố đô Huế, múa rối nước, lễ Tịch Điền, tranh dân gian Đông Hồ, áo dài, lễ hội Phủ dày, văn miếu Quốc tử giám,...

Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ Bắc Ninh, ca trù, hát xoan, đờn ca tài tử Nam Bộ, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha,...

Câu 6 (trang 85 VBT GDCD 7)

Lời giải:

Để bảo vệ những di sản văn hóa vật thể, pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi:

   - Chiếm đoạt, làm sai lệch các di sản văn hóa

   - Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại các di sản văn hóa

   - Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng lấn chiếm trái phép đất đai thuộc di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.

   - Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh, đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

   - Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Câu 7 (trang 85 VBT GDCD 7)

Di sản văn hóa nào dưới đây không phải là di sản văn hóa vật thể?

A. Bảo vật của quốc gia

B. Danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước

C. Di tích lịch sử, văn hóa

D. Áo dài truyền thống Việt Nam

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 8 (trang 85 VBT GDCD 7)

Lời giải:

Hành vi

Giữ gìn, bảo vệ

Xâm hại

A. Giữ gìn sạch đẹp danh lam thắng cảnh

x

B. Lấn chiếm đất trong khu đền thờ, khu di tích

x

C. Thả súc vật trong khu di tích lịch sử - văn hóa

x

D. Tự tiện buôn bán cổ vật quốc gia

x

E. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hóa

x

F. Tổ chức tham quan di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

x

G. Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hóa thế giới và trong nước

x

Câu 9 (trang 86 VBT GDCD 7)

Lời giải:

Tên di sản văn hóa

Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể

A. Văn miếu (Quốc Tử Giám – Hà Nội)

x

B. Nhã nhạc Cung đình Huế

x

C. Chùa Trấn Vũ (Hà Nội)

x

D. Phố cổ Hội An

x

E. Truyện Kiều

x

F. Vịnh Hạ Long

x

G. Trang phục áo dài truyền thống Việt Nam

x

H. Đền Hùng (Phú Thọ)

x

I. Thánh địa Mĩ Sơn

x

J. Dân ca Huế

x

K. Dân ca Quan họ Bắc Ninh

x

Câu 10 (trang 86 VBT GDCD 7)

Lời giải:

Suy nghĩ và biểu hiện của bạn Phiên và Bạn Thông là hoàn toàn sai. Học sinh cần phải có trách nhiệm tìm hiểu, tham quan di tích lịch sử - văn hóa để thêm yêu và hiểu hơn về đất nước của mình,, từ đó bồi đắp tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 87 VBT GDCD 7)

Lời giải:

- Trong cuộc sống em có quan tâm đến di sản văn hóa trong nước và các nước khác. Em quan tâm bằng cách tìm hiểu về các di sản văn hóa đó thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trực tiếp đến tham quan.

- Một số di sản văn hóa mà em đã và đang quan tâm: Ở trong nước: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, dân ca Huế, Truyện Kiều, đền Hùng, ...Ở nước ngoài: Vạn Lí Trường Thành, Kim tự tháp Ai Cập,...

Câu 2 (trang 87 VBT GDCD 7)

Lời giải:

- Quê em có di sản văn hóa: Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Văn Miếu,...

- Em đã đến những nơi đó.

- Kể về một di sản: Hồ Gươm

   + Tên: Hồ Gươm, sự tích: Gắn với sự tích trả gươm thần cho rùa vàng của vua Lê Lợi

   + Ý nghĩa của di sản văn hóa đó với quê hương: Là di sản văn hóa vật thể nổi tiesng của quê hương, là địa điểm du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước.

   + Tình hình giữ gìn và phát huy di sản hiện nay: Quang cảnh xung quanh di sản thường xuyên được làm sạch, xung quanh hồ được trang trí bởi hệ thống đèn điện vô cùng rực rỡ,...

Câu 3 (trang 88 VBT GDCD 7)

Lời giải:

Em đồng ý với ý kiến thứ nhất. Bởi bên cạnh những bài hát mới, hiện đại thì ta phải biết trân trọng giữ gìn, bảo tồn những giá trị truyền thống, nó là những gì thuộc về văn hóa nên những dấu ấn hiện đại không thể thay thế được,

Ở quê em (Bắc Ninh) có di sản văn hóa phi vật thể cần được giữ gìn: Dân ca quan họ Bắc Ninh

III. Truyện đọc, thông tin

Động Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là di sản văn hóa thể giới bởi vì:

   - Đây là nơi có hệ thống hang động lộng lẫy và con sông nước ngầm dài nhất thế giới

   - Thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kì thú

   - Quần thể hang động vô cùng rộng lớn

   - Động có 7 cái nhất