logo

Bài 10 trang 203 SGK Vật Lý 10


Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Bài 10 (trang 203 SGK Vật Lý 10)

Tại sao 1 giọt dầu lại có hình dạng khối cầu nằm lơ lửng ở trong dung dịch rượu có cùng khối lượng riêng với nó?

A. Bởi vì hợp lực mà tác dụng lên giọt dầu bằng 0, nên do hiện tượng căng bề mặt đã làm cho diện tích bề mặt của giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất tương ứng với diện tích mặt cầu và nằm lơ lửng ở trong dung dịch rượu.

B. Bởi vì giọt dầu không chịu tác dụng của 1 lực nào cả cho nên do hiện tượng căng bề mặt, diện tích của bề mặt giọt dầu sẽ co lại đến giá trị nhỏ nhất tương ứng với diện tích của mặt hình cầu và nằm lơ lửng ở trong dung dịch rượu.

C. Bởi vì giọt dầu không bị dung dịch rượu làm cho dính ướt, nên nó sẽ nằm lơ lửng trong dung dịch.

D. Bởi vì lực căng bề mặt của dầu lớn hơn lực căng bề mặt của dung dịch rượu cho nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.

Lời giải

Chọn A.

Hai khối có cùng thể tích, khối dạng hình cầu sẽ có diện tích mặt ngoài là nhỏ nhất. Vì vậy nên khi hợp lực tác dụng lên chất lỏng bằng không thì lực căng của bề mặt làm cho khối chất có dạng hình cầu để giảm tối đa diện tích bề mặt thoáng.

Xem toàn bộ Giải Vật lý 10: Bài 37. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 03/08/2021