Câu hỏi ôn tập 1 trang 76 Toán 7 tập 1:
a) Khi nào thì hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau ? Cho ví dụ.
b) Khi nào thì hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau ? Cho ví dụ.
Lời giải
a) Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x bởi công thức : y = kx (k là hằng số khác 0) thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
Ví dụ: Quãng đường đi được s (km) theo thời gian t (h) của 1 vật chuyển động đều với vận tốc 15 km/h
⇒ s = 15t (km)
Khi đó 2 đại lượng s tỉ lệ thuận với đại lượng t theo hệ số tỉ lệ k = 15
b) Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x bởi công thức : y=a/x hay xy = a (a là 1 hằng số khác 0) thì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a.
Ví dụ: Số bút y (chiếc) trong mỗi hộp theo x khi chia đều 100 chiếc bút vào x hộp
⇒ y = 100/x
Khi đó y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a=100
Câu hỏi ôn tập 2 trang 76 Toán 7 tập 1:
Gọi x và y theo thứ tự là độ dài cạnh và chu vi của tam giác đều. Đại lượng y tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch với đại lượng x ?
Lời giải
Ta có chu vi của tam giác đều có độ dài cạnh x là: y = x + x + x = 3x
Vậy y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là 3
Câu hỏi ôn tập 3 trang 76 Toán 7 tập 1:
Các kích thước của hình hộp chữ nhật thay đổi sao cho thể tích của nó luôn bằng 36m3. Nếu gọi diện tích đáy và chiều cao của hình hộp đó là y (m2 ) và x (m) thì hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch với nhau ?
Lời giải
Theo đề bài ta có: Thể tích hình hộp luôn bằng 36m3 ⇒ xy = 36
⇒ y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ là 36
Câu hỏi ôn tập 4 trang 76 Toán 7 tập 1:
Đồ thị của hàm số y = ax (a≠0) có dạng như thế nào ?
Lời giải
Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) là 1 đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Xem toàn bộ Giải Toán 7: Ôn tập chương 2 - Phần Đại số