logo

Giải thích vì sao chất làm bình chứa phải ở thể rắn

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Chất làm bình chứa phải ở thể rắn vì chất ở thể rắn có hình dạng cố định. Nên có thể chứa trong lòng của chúng các trạng thái không định hình như chất lỏng và chất khí. Vật chất ở thể rắn ngăn cản các vật chất ở thể khác thoát ra nên được sử dụng làm bình. Vậy để tìm hiểu giải thích vì sao chất làm bình chứa phải ở thể rắn, mời các bạn trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau cùng Toploigiai nhé!


1. Chất rắn là gì?

Chất rắn là một trong bốn trạng thái cơ bản của vật chất. So với các trạng thái vật chất kia, các phân tử trong chất rắn sắp xếp chặt chẽ với nhau và chứa ít động năng nhất. Vật rắn được đặc trưng bởi độ cứng và khả năng chống lại lực tác dụng lên bề mặt.

Khác với chất lỏng hay chất khí nó không thể dàn theo hình dạng bất cứ một vật chứa nào.

Chất rắn là chất hoặc vật không cháy

Trạng thái rắn là một trong ba trạng thái thường gặp của các chất, có đặc điểm bởi tính chất phản kháng lại sự thay đổi hình dạng. Các chất ở trạng thái rắn được gọi là chất rắn. Các vật được cấu tạo từ chất rắn (vật rắn) có đặc điểm hình dạng ổn định.

Ở mức độ vi mô, chất rắn có đặc tính:

- Các phân tử hay nguyên tử nằm sát nhau

- Chúng có vị trí trung bình tương đối cố định trong không gian so với nhau, tạo nên tính chất giữ nguyên hình dáng của vật rắn.

Nếu có lực đủ lớn tác dụng các tính chất trên có thể bị phá hủy và vật rắn biến dạng. Các phân tử hay nguyên tử của vật rắn có dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng. Khi nhiệt độ tăng cao, dao động mạnh có thể phá hủy tính chất trên và chất rắn có thể chuyển pha sang trạng thái lỏng.

>>> Tham khảo: Hãy so sánh sự giống và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí


2. Phân loại

Chất rắn được chia làm hai loại: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình

Chất kết tinh

Ví dụ chất kết tinh là: Muối ăn, gồm chủ yếu là NaCl, là một ví dụ của chất rắn kết tinh. Chúng đều có dạng lập phương tâm khối hoặc hình hộp. Nếu đập vỡ một hạt muối tinh khiết thành những mảnh có độ vỡ khác nhau thì tất cả chúng đều có dạng khối lập phương hoặc khối hình hộp.

Chất rắn kết tinh có thể được cấu tạo từ cùng một cấu trúc tinh thể được gọi là chất đơn tinh thể (thạch anh, muối, kim cương ... là chất đơn tinh thể). Chất rắn đơn tinh thể có tính chất vật lý (nở dài, độ bền, ...) không giống nhau theo các hướng khác nhau gọi là tính dị hướng.

Chất rắn kết tinh được cấu tạo từ vô số các tinh thể rất nhỏ liên kết với nhau gọi là chất đa tinh thể (hầu hết các kim loại và hợp kim là chất đa tinh thể). Chất rắn đa tinh thể có tính chất vật lý giống nhau theo mọi hướng gọi là tính đẳng hướng.

Chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại phân tử nhưng có cấu trúc tinh thể khác nhau thì tính chất vật lý cũng khác nhau.

>>> Tham khảo: Hãy nêu một số ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn trong đời sống

Giải thích vì sao chất làm bình chứa phải ở thể rắn

Chất rắn vô định hình

Chất rắn vô định hình là chất rắn ở trạng thái vật chất không cấu tạo từ tinh thể, hay tổng quát là các phân tử hay nguyên tử trong chất này không nằm ở các vị trí có trật tự diện rộng. Cấu trúc vô định hình là cấu trúc trật tự gần.

Các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành.

Chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng.

- Có tính đẳng hướng và có sự chuyển từ chất rắn vô định hình sang chất lỏng xảy ra liên tục.

- Không có nhiệt độ nóng chảy xác định hoặc nhiệt độ đông đặc.

- Ở nhiệt độ cao khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng.

- Nhiều vật rắn có thể vừa là tinh thể, vừa là vô định hình.

- Vật rắn vô định hình có tính dẻo, rất dễ tạo hình, không bị ăn mòn, không bị gỉ sét.

Giải thích vì sao chất làm bình chứa phải ở thể rắn

Một số vật rắn như lưu huỳnh (S), thạch anh, đường ,… có thể vừa là tinh thể, vừa là vô định hình. Ví dụ: khi đổ lưu huỳnh tinh thể đang nóng chảy (ở 350oC) vào nước lạnh thì do bị nguội nhanh nên lưu huỳnh không đông đặc ở dạng tinh thể mà chuyển thành lưu huỳnh dẻo vô định hình.

Các vật rắn vô định hình được dùng phổ biến trong nhiều ngành công nghệ khác nhau. Thuỷ tinh dùng làm các dụng cụ quang học (gương, lăng kính, thấu kính….), các sản phẩm thuỷ tinh mĩ nghệ và gia dụng,… Hiện nay, nhiều vật rắn vô định hình có cấu tạo từ các chất polimehay cao phân tử (ví dụ: các loại nhựa, thuỷ tinh hữu cơ, cao su,…), do có nhiều đặc tính rất quý (dễ tạo hình, không bị gỉ hoặc bị án mòn, giá thành rẻ,…), nên chúng đã được dùng thay thế một số lượng lớn các kim loại (nhôm, sắt….) để làm các đồ gia dụng, tấm lợp nhà, ống dẫn nước, thùng chứa, các chi tiết máy, xuồng cứu hộ, nhà mái vòm,…

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn giải thích vì sao chất làm bình chứa phải ở thể rắn? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 05/09/2022 - Cập nhật : 09/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads