logo

Câu hỏi in nghiêng trang 159 Sinh 12 Bài 36


BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

Câu hỏi in nghiêng trang 159 Sinh 12 Bài 36

Từ những ví dụ trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó.

- Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

Các hình thức cạnh tranh phổ biến:

Hình thức cạnh tranh

Nguyên nhân

Hiệu quả

Cạnh tranh về nguồn sống: thức ăn, nơi ở, ánh sáng

Mật độ cá thể lớn, môi trường không cung cấp đủ nguồn sống cho mỗi cá thể.

Những cá thể khỏe mạng có sức sống cao hơn sẽ tồn tại, những cá thể yếu hơn bị đào thải- bị chết, bị ăn thịt hoặc đi nơi khác do đó mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh và duy trì ở mức phù hợp.

Về sinh sản

Các con đực tranh giảnh bạn tình để sinh sản

Các cá thể khỏe mạnh mang tính trạng tốt để đời sau có gen tốt.

    + Nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật: Khi cây mọc quá dày, các cá thể trong quần thể đó có bộ rễ rất sát nhau và cạnh tranh dinh dưỡng với nhau. Các cây lớn hơn phát triển mạnh, hút nhiều dinh dưỡng và che khuất ánh sáng của các cây nhỏ, các cây nhỏ chết đi. Mật độ cây còn lại được điểu chỉnh ở mức độ phù hợp.

    + Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn: sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, bạn tình. Khi cá thể động vật đến tuổi trưởng thành sẽ phải tách ra khỏi quần thể để giảm bớt sự cạnh tranh trong quần thể. Ví dụ: Các con hổ, báo cạnh tranh nhau dành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống riêng của từng cặp hổ, báo bố mẹ.

Xem toàn bộ Giải Sinh 12: Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021