logo

Bài 3 trang 165 sgk Sinh 12


BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

Bài 3 trang 165 sgk Sinh 12

Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó. Lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

 - Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố. Có 3 kiểu phân bố cá thể: theo nhóm, đồng đều hoặc ngẫu nhiên.

 - Ý nghĩa sinh thái:

+ Phân bố theo nhóm: là kiểu phân bố phổ biến, khi môi trường không đồng nhất, các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất thuận của môi trường. Ví dụ: đàn trâu rừng, đàn ngựa vằn…

+ Phân bố đồng đều: khi môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, các cá thể rời đàn để làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Ví dụ: báo hoa đực và cái đều có lãnh thổ riêng,…

+ Phân bố ngẫu nhiên: khi điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ cao cũng không có xu hướng tụ lại, sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ: các loài sâu sống trên tán lá, các loài sò sống trong phù sa sông, loài thú ăn mối trên sa mạc,…

Xem toàn bộ Giải Sinh 12: Bài 37. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021