logo

Bài 1 trang 30 sgk Sinh 12


BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Bài 1 trang 30 sgk Sinh 12

Nêu các dạng đột biến lệch bội ở sinh vật lưỡng bội và hậu quả của từng dạng.

Lời giải:

+ Đột biến lệch bội là loại đột biến làm tăng giảm số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng ở tế bào bình thường.

+ Ở các loài sinh vật lưỡng bội, đột biến lệch bội thường có dạng chính như thể vô nhiễm hay thể không (2n – 2); thể đơn nhiễm hay thể một (2n – 1); thể một kép (2n – 1 – 1); thể tam nhiễm hay thể ba (2n +1 ); thể tam nhiễm kép (2n+1+1); thể tứ nhiễm hay thể bốn (2n + 2); thể bốn kép (2n + 2 + 2 ).

+ Hậu quả của đột biến lệch bội: Sự tăng (thể ba, thể bốn, thể bốn kép) hay giảm (thể không, thể một, thể một kép) số lượng của một hay vài cặp NST một cách khác thường đã làm mất cân bằng của toàn hệ gen nên các thể lêch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài.

- Ở các loài động vật, thể lệch bội ở NST thường sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu là thể lệch bội ở NST lớn chứa nhiều gen thì dẫn đến gây chết. Nếu lệch bội ở NST nhỏ, chứa ít gen thì gây nên các biến dị khác nhau.

Ví dụ: Ở người, hội chứng Đao do có ba NST 21

– Sự phân li bất thường của cặp NST giới tính XX hoặc XY cũng dẫn đến hậu quả tương tự. Các triệu chứng của các hội chứng Claiphentơ (XXY), Tớcnơ (XO) và siêu nữ (XXX).

– Ở thực vật cũng thường gặp các thể lệch bội, đặc biệt ở chi Cà và chi Lúa. Ví dụ: ở hạt lúa người ta phát hiện 12 dạng thể ba nhiễm tương ứng 12 cặp NST, hình thành 12 dạng hạt thóc khác nhau.

Tham khảo toàn bộ: Giải Sinh 12

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021