logo

Bài 20. Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành


Bài 20. Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

BÁO CÁO THỰC HÀNH


1. Cách tiến hành (Sách giáo khoa):

- Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật (rễ hành) vào giữa hiển vi trường, nơi có nguồn sáng tập trung.

- Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành từ đầu nọ đến đầu kia dưới vật kính x10 để sơ bộ xác định vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.

- Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào chính giữa hiển vi trường và chuyển sang quan sát dưới vật kính x40.

- Vẽ tế bào ờ một số kì khác nhau quan sát được trên tiêu bản vào vở.


2. Thu kết quả: Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân:

Kì đầu

- Thể tích của nhân tăng lên

- Các NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn

- Hai trung tử tách nhau và tiến về 2 cực của tế bào hình thành thoi phân bào

- Màng nhân và nhân con tiêu biến

Kì giữa

- Các NST kép tiếp tục đóng xoắn và co ngắn cực đại

- Các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các NST kép gắn với thoi phân bào tại tâm động

Kì sau - Hai NST chị em trong từng NST kép tách nhau tại tâm động hình thành hai nhóm tương đương di chuyển về hai cực của tế bào
Kì cuối

- Tại mỗi cực của tế bào, các NST đơn dãn xoắn trở lại thành dạng sợi mảnh

- Thoi phân bào biến mất, hình thành nhân và nhân con. Tạo thành 2 nhân

- Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con


3. Giải thích:

Tại sao cùng một kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau?

Cùng một kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau, vì:

- Do góc độ quan sát khác nhau

- Do quan sát vào những thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian diễn ra của mỗi kì nên khi làm tiêu bản ta thu được những hình ảnh khác nhau. 

Xem toàn bộ Giải Sinh 10: Bài 20. Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021