logo

Giải SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian (KNTT)

Hướng dẫn Giải SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian ngắn gọn hay nhất, nằm trong bộ sách bài tập Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức bài học tốt hơn.

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian


Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Xuý Vân giả dại trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 127–130) và trả lời các câu hỏi:

1. Nhận xét khái quát về tính cách của nhân vật Xuý Vân được thể hiện qua lớp chèo Xuý Vân giả dại.

2. Liệt kê những từ, cụm từ chỉ trạng thái nội tâm của Xuý Vân được bộc lộ qua lời thoại. Trên cơ sở đó, hãy phân tích nguyên nhân sâu xa thúc đẩy Xuý Vân bày ra cảnh giả dại của mình.

3. Giữa giả dại và điên thật nhiều khi không có ranh giới rõ ràng. Hãy chọn phân tích một đoạn lời thoại có thể làm minh chứng cho điều này.

4. Nêu những đoạn lời thoại có hình thức của thể thơ lục bát. So với cấu trúc lục bát “khuôn mẫu” thể lục bát xuất hiện ở đây có điểm gì khác biệt? Bạn đánh giá thế nào về tác dụng của điểm khác biệt đó trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật và miêu tả tình huống của lớp chèo?

5. Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ "đò" trong hai dòng thơ sau:

Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,

càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.

6. Xác định nghĩa của các từ trắng giới giờ trắng trong lời thoại sau của Xuý Vân:

Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.

Gió trăng thời mặc gió trăng,

7. Xuý Vân có đáng được thông cảm hay không? Nêu ý kiến của bạn về vấn đề này.

Bài tập 2. Đọc lại đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Mà để láng giềng ai hay?

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa liu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện.

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa liu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện.

(Xuý Vân giả dại, trích Kim Nham, Ngữ văn 10, tập một, tr. 129)

1. Xác định dòng tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong lời thoại. Dòng tâm trạng này có thuần nhất không? Dựa vào đâu để nhận xét như vậy?

2. Trong lời thoại, nỗi niềm nào của nhân vật được lấy đi láy lại qua cách biểu đạt trực tiếp? Nỗi niềm ấy đã góp phần lí giải chuyện giả dại của Xuý Vân như thế nào?

3. Phân tích ý nghĩa ẩn dụ của câu:“Con gà rừng ăn lẫn với công".

4. Phân tích khả năng gợi tả, gợi cảm của câu “Bông bông dắt, bông bông díu" được nhắc đến hai lần trong lời thoại.

5. Vi sao đoạn lời thoại này trong lớp chèo Xuý Vân giả dại được nhìn nhận như một điệu hát chèo có thể đưa ra trình diễn độc lập?

Bài tập 3. Đọc lại văn bản Huyện đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 132 – 135) và trả lời các câu hỏi:

1. Lập bảng so sánh hai nhân vật tri huyện và để lại theo các tiêu chí: chức phận, tính cách, hành động. Những điều gì rút ra từ bảng so sánh trên có thể giúp bạn hiểu sâu thêm nội dung của cảnh tuồng Huyện đường?

2. Tri huyện tự nhận mình là kẻ "Sự lí thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền". Việc làm nào của y (thể hiện qua lời thoại) cho thấy lời tự nhận đã nêu là hoàn toàn chính xác? HUC

3. Phân tích ý vị châm biếm toát ra từ lời thoại: “Quan chức nghĩ nên thú vị/ Vào ra cũng phải chuyên cần”

4. Giải thích nghĩa của câu:"Nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu". Theo bạn, triết lí sống chứa đựng trong câu này cho thấy điều gì về mối quan hệ quan – dân trong xã hội xưa?

5. Những thể thơ nào đã được tác giả sử dụng để xây dựng hệ thống lời thoại trong cảnh tuồng này? Ý nghĩa của sự lựa chọn đó là gì?

6. Nêu đặc điểm lời thoại của nhân vật trên sân khấu qua toàn bộ những câu đối đáp trong cảnh tuồng. Theo bạn, vì sao lời thoại trên sân khấu lại có đặc điểm như vậy?

Bài tập 4. Đọc lại văn bản Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 137 – 139) và trả lời các câu hỏi:

1. Nhan đề văn bản đã tạo nên sự hấp dẫn như thế nào với người đọc?

2. Nội dung hai câu đầu của phần sa-pô tập trung nhấn mạnh điều gì? Tại sao người viết lại quan tâm đến điều đó?

3. Từ những thông tin được trình bày trong văn bản, hãy lập một bảng tra cứu về nghệ thuật múa rối nước với sự chú thích ngắn gọn về các từ, cụm từ như: nhà rối (thuỷ đình), buồng trỏ, con rối, sào, dây, âm nhạc,... (Lưu ý: có thể tìm đọc thêm các tài liệu liên quan để có được bảng tra cứu đầy đủ theo cách nhìn nhận của mỗi cá nhân).

4. Theo bạn, ý tưởng “hiện đại soi bóng tiền nhân” đã được tác giả triển khai qua những thông tin cụ thể nào? Hãy nêu nhận xét về cách triển khai đó.

5. Bạn hiểu như thế nào về sự trăn trở của những người yêu nghệ thuật múa rối nước được đề cập ở cuối văn bản? Bạn có thể góp thêm ý kiến gì về vấn đề này?

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Hồn thiêng đưa đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 152 – 155) và trả lời các câu hỏi:

1. Tóm tắt tình huống được tái hiện trong cảnh tuồng Hồn thiêng đưa đường và nêu ấn tượng chung về tình huống đó.

2. Tìm trong văn bản (phần lời thoại) những câu cho biết về không gian, thời gian, tình thế diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Kim Lân và hồn Linh Tả.

3. Nghĩa vua tôi và tình huynh đệ đã được thể hiện như thế nào qua đoạn trích? Theo bạn, những tình nghĩa được thể hiện đó có thể đưa lại bài học tích cực gì cho cuộc sống của con người hôm nay?

4. Nhận xét sự khác biệt về ngôn ngữ giữa đoạn trích Hồn thiêng đưa đường và đoạn trích Huyện đường. Theo bạn, những nguyên nhân nào đã đưa đến sự khác biệt đó?

5. Nêu suy nghĩ về những khó khăn mà người đọc, người xem ngày nay có thể gặp phải khi tiếp cận với nghệ thuật tuồng truyền thống.

Bài tập 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Vai hề đóng vai trò quan trọng trong các vở chèo vì trào lộng là một đặc trưng của loại hình nghệ thuật này, tương tự như sâu khấu cổ truyền các nước Đông Nam Á khác. Hề cốt mua vui cho khán giả, nhất là trong các vở có cảnh buồn. Theo quan niệm sân khấu của Sếch-xpia (Shakespeare), đời là sự pha trộn của hạnh phúc và khổ đau. Trong chèo, vai hề và các cảnh vui cười là dịp để cho người dân đã kích những thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến, kể cả vua quan, những người có quyền, có của trong xóm làng. Hề chèo được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện của vua chúa châu Âu. ...

Có hai loại nhân vật trào phúng trong chèo: loại chính là hề, bao gồm hề mới (hể nhảy múa không dùng gậy) và hề gậy (hề nhảy múa với gậy), thường là người hầu.

Loại thứ hai có thể xuất hiện trong nhiều vai khác nhau, chẳng hạn như thầy bói, cô đồng, lão say, xã trưởng. Đôi khi những nhân vật này gây ra tiếng cười không liên quan trực tiếp đến vở diễn, vì hề (hay thầy bói, lão say,...) có thể bình luận về các nhân vật, về xã hội nói chung.

(Hữu Ngọc, Lady Borton (Chủ biên), Chèo (Popular theatre), NXB Thế giới, Hà Nội, 2008, tr. 21 – 22)

1. Thông tin chính mà đoạn trích đưa lại là gì?

2. Đặc điểm, tính chất, ý nghĩa nào của vai hề trên sân khấu chèo đã được nói đến trong đoạn trích?

3. Khi nói về vai hề trên sân khấu chèo truyền thống của Việt Nam, tác giả đã mở rộng sự liên hệ, so sánh như thế nào? Sự liên hệ, so sánh ấy có ý nghĩa gì? (Lưu ý: đoạn trích lấy từ một cuốn sách song ngữ Việt – Anh, hưởng tới cả độc giả nước ngoài).

4. Có nhiều phân cảnh trong các vở chèo cổ được biểu diễn trên sân khấu như một tác phẩm độc lập: Xã trưởng - Mẹ Đốp, Lão Say, Cu Sứt, Thầy bói đi chợ,... Người xem có thể thưởng thức trọn vẹn cái hay của chúng mà không cần nằm được toàn bộ tích trò (tích truyện) của vở diễn. Hiện tượng này liên quan đến nhận định nào trong đoạn trích trên? Vì sao bạn xác định như vậy?

5. Bạn có thêm cảm nhận gì về sân khấu chèo truyền thống sau khi đọc đoạn trích?

Lời giải:

Bài tập 1.

1. Nhận xét: Qua lớp chèo Xúy Vân giả dại, tính cách nhân vật Xúy Vân hiện lên là người phụ nữ khát khao hạnh phúc gia đình. Cô luôn mong ước một cuộc sống hôn nhân đủ đầy tình yêu. Người phụ nữ bỏ mặc định kiến xã hội, vươn mình đi tìm lấy hạnh phúc cho chính mình.

2. Liệt kê: đau, chờ, đợi, chả nên gia thất thì về, mặc, điên cuồng, rồ dại, đắng cay, ức, thương, nhớ.

Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy Xúy Vân bày ra cảnh giả dại của mình chính bởi khát khao hạnh phúc của bản thân. Sống cuộc sống hôn nhân nhưng không cảm nhận được tình thương khiến cô buồn tủi.

3. Phân tích: Khi biết mình bị gã sở khanh lừa, tâm trạng Xúy Vân là mớ cảm xúc hỗn độn. Những tưởng đã tìm lấy được hạnh phúc của bản thân khi tự mình bỏ ngoài tai định kiến xã hội, giả điên để chồng bỏ nhưng kết quả lại không đúng như mong đợi. Chính thế mà khi người chồng cũ lúc này đã thành danh, dừng lại cho cô bạc mà khiến cô xấu hổ vô cùng. Điên giả và điên thật nhập nhằng với nhau. Âu là bài học để đời của Xúy Vân.

4. Những đoạn lời thoại:

– Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,

Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.

– Cách con sông nên tôi phải luỵ đò,

[...]

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chở quên.

- Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

- Rủ nhau lên núi Thiên Thai,

Thấy hai con quạ đang ăn xoài trên cây.

Ba cô bán mắm trong làng,

Mắm không bán hết, còn quang với thùng..

– Con cá rô nằm vũng chân trâu,

Để cho năm bảy cần câu châu vào!

– Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,

Một đàn các cô con gái lội sông té bèo.

- Ông Bụt kia bẻ cổ con nai, Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây. [...]

Khác biệt: ở một vài dòng thơ, số tiếng nhiều hơn 6, nhiều hơn 8. Thi thoảng xuất hiện nhiều dòng có nhịp lẻ.

Tác dụng: Thể hiện được sự xáo động trong suy nghĩ, tâm trạng của Xúy Vân. Đồng thời, việc kéo dài câu thơ phù hợp với lớp chèo khi nhân vật có đủ thời gian để vừa ca vừa múa.

5. Tôi kêu đò, đò nọ không thưa: từ “đò” ở đây là người lái đò.

Càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò: từ “đò” ở đây lại mang hàm ý chỉ sự trách móc khi chuyến đò khiến nhân vật lỡ làng.

6. Xác định nghĩa:

“Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng / Gió trăng thời mặc gió trăng” ở đây, bên cạnh việc nói về hiện tượng tự nhiên gió, trăng đơn thuần mà còn thể hiện tính cách đào hoa của con người.

7. Theo em, Xúy Vân đáng được thông cảm. Bởi lẽ, người phụ nữ nào trong cuộc sống hôn nhân cũng mong muốn mình được yêu thương đủ đầy. Với Xúy Vân, có chồng nhưng vì chồng mải mê học hành mà không dành thời gian bên cô khiến cô buồn tủi. Chính nguyên do này mới khiến Xúy Vân có hành động táo bạo giả điên để mong chồng bỏ, đi đến tình yêu của đời mình. Tiếc rằng, đối tượng cô dành tình cảm lại là kẻ trăng hoa.

Bài tập 2.

1. Dòng tâm trạng: mong ngóng về một hạnh phúc mới xen lẫn vào đó là nỗi ấm ức.

Dòng tâm trạng có thuần nhất bởi nhìn vào dòng tâm trạng, ta thấy rằng, ở 3 dòng đầu, thể hiện rõ nét nỗi ấm ức nhưng sau đấy lại bộc bạch ao ước hạnh phúc rồi cuối cùng là nỗi ấm ức quay trở lại khi nhìn về thực tại không như mong đợi.

2. Nỗi ấm ức, bất bình của Xúy Vân được láy đi láy lại qua cách biểu đạt trực tiếp trong lời thoại.

Nỗi niềm ấy đã góp phần lí giải chuyện giả dại của Xúy Vân xuất phát từ nỗi khao khát về cuộc sống hạnh phúc. Và khi bản thân trải qua sự cô đơn, lẻ bóng trong chính cuộc sống hôn nhân khiến cô chán nản, buồn tủi.

3. Ý nghĩa ẩn dụ: chỉ sự lạc lõng, bơ vơ trong một môi trường khác với suy nghĩ, tâm trạng của bản thân.

4. Phân tích: Qua câu “Bông bông dắt, bông bông díu” một mặt thể hiện sự tươi tắn, vui tươi trước những bông lúa vàng nô đùa, mặt khác thể hiện tâm tình của cô nàng Xúy Vân cũng muốn được hạnh phúc bên tổ ấm của mình. Câu thơ vừa gợi hình vừa gợi cảm.

5. Vì đoạn lời thoại trên đã thể hiện được gần như tâm tư của Xúy Vân lúc bấy giờ. Đó là cảm xúc ấm ức trước mong ước với thực tại. 

Bài tập 3

1. 

 

Tri huyện

Đề lại

Chức phận

- Cai quản 1 huyện ở Việt Nam thời phong kiến và được duy trì trong thời thuộc Pháp.

- Có uy thế.

Viên thư kí ở huyện đường

Tính cách

- Không coi trọng công lí, chiến thắng sẽ giành cho kẻ hối lộ nhiều tiền của.

- Gian nanh, tham lam.

- Nịnh nọt.

- Tham lam.

Hành động

- Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được

- Phải nắm đứa có tóc ai nắm kẻ troc đầu. Xử Ốc năm năm tù, Nghêu phạt đòn năm chục trượng, lí trưởng đòi ăn lót cần phạt trừn giới năm mươi quan tiền.

- Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào lại chả được. Thị Hến thì cũng có thể cho về nhưng chưa nên xử vội, vì xử Hến thì phải xử Sò.

- Ta cứ để tra cứu đã. Thưa còn thằng Ốc, thằng Nghêu, lí trưởng, thị Hến thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả.

- Bẩm quan xử thật sâu sắc, nhưng đã xử Nghêu và Ốc rồi thì lấy gì mà không xử Sò với Hến được.

Ở cảnh tuồng Huyện đường cho em hiểu được rằng cả hai nhân vật đều có bản tính tham lam. Là những người cầm cán cân công lí nhưng lại không xử án công bằng, minh bạch, hợp tình hợp lí mà lại xử thắng cho ai hối của nhiều hơn. Đây là những người làm quan tắc tránh làm khổ nhân dân.

 2. Việc làm:

- Ông đã dùng nguyên tắc “nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu” để xử án.

- Kẻ có tội bị phạt nặng đã đành nhưng nguyên cáo cũng không tránh khỏi việc bị phiền nhiễu.

- “Giả mù” khi thấy thuộc hạ đòi những người thưa kiện hối lộ.

3. Phân tích: Nhân vật tri huyện hài lòng với vị thế của mình khi là người quan chức, có tiếng nói tại địa phương, đặc biệt là kẻ khiến nhân dân lúc nào cũng trong trạng thái sợ hãi. Từ “chuyên cần” mà ông nói đến ở đây không phải là chăm chỉ làm việc, xử án công minh mà là ra sức vơ vét tiền của người dân để gia tăng tiền bạc cho chính mình. Đây là người quan thối tha, độc ác.

4. Giải thích: Câu nói này có nghĩa là lợi dụng người có của còn người không tiền thì không có gì để lợi dụng.

Mối quan hệ giữa quan với dân thời xưa là mối quan hệ không lành mạnh, vô đạo đức. Quan xử kiện bằng việc ai hối lộ nhiều tiền hơn thì thắng kiện trong khi đó, nhân dân thì nghèo đói, muốn bám lấy cán cân công lí nhưng không thể.

5. Thể thơ: 5 chữ, 6 chữ.

Ý nghĩa: Việc sử dụng linh hoạt thể thơ năm chữ, thể thơ sáu chữ khiến lời thoại giữa các nhân vật trở nên mới mẻ, phong phú hơn. Đồng thời vì mang tính chất ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc mà bộc bạch được tính đê tiện của quan lại thời phong kiến.

6. Đặc điểm:

- Thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật.

- Thông qua lời thoại, có thể biết được bối cảnh sự việc.

- Vừa hướng đến nhân vật trong vở tường, vừa hướng đến khán giả.

Lời thoại trên sân khấu có đặc điểm như vậy bởi lẽ, xuất phát từ tính chất là vở tuồng, chủ yếu thể hiện bằng ngôn ngữ mà lời thoại cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Qua lời thoại phần nào thể hiện được tính cách của con người, từ đó mang dấu ấn riêng của vở tuồng.

Bài tập 4.

1. Nhan đề văn bản đã gợi lên sự tò mò cho người đọc về loại hình nghệ thuật múa rối nước đang được hồi sinh ở thời hiện đại.

2. Nội dung nhấn mạnh sự mới mẻ của nghệ thuật múa rối nước khác với các loại hình nghệ thuật khác.

Người viết quan tâm đến điều đó vì thấy được những điều độc đáo ở loại hình này, một lần nữa nhấn mạnh điều mà người viết quan tâm, thể hiện được sự coi trọng, quý mến múa rối nước.

3. Nhà rối: là nơi các nghệ nhân đứng sau màn che điều khiển quân rối.

Buồng trỏ thường được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình vùng nông thôn Việt Nam.

Con rối: là vật thể vô tri vô giác được hoạt động bởi người điều khiển rối.

4. Thông tin cụ thể:

- Thời nay, thuỷ đình được dựng ngay trong các nhà hát và trong các khu du lịch sinh thái,.. với sân khấu là hồ nhân tạo. Khán giả làng đứng ngồi xúm xít quanh ao xem rối. [...] giữa hay hãy gió trời còn khán giả phố lại xem rối giữa mát mẻ điều hoà.

- Bên cạnh những sinh hoạt biểu diễn hội hè đã thành thông lệ ở nhiều làng xã, trên khắp cả nước có rất nhiều địa điểm tổ chức biểu diễn múa rối nước hấp dẫn khán giả, đặc biệt là các khán giả nhỏ tuổi và người nước ngoài.

Nhận xét: Qua cách triển khai của người viết, ta thấy được sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại đối với loại hình nghệ thuật múa rối nước. Đúng với tinh thần gìn giữ và phát huy nhưng không làm mất đi giá trị tinh thần vốn có, múa rối nước là một nét văn hóa đẹp của dân tộc.

5. Sự trăn trở của những người yêu nghệ thuật múa rối nước được đề cập ở cuối văn bản là việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển. Xã hội luôn ngày một đổi mới, tất yếu, nếu mọi thứ cứ giữ nguyên thì sẽ thành lạc hậu. Các loại hình nghệ thuật dân gian cũng vậy. Để nó được tiếp cận rộng rãi đến mọi người, buộc phải đổi mới. Đổi mới không hẳn là hoàn toàn nhưng trên tinh thần của những giá trị tốt đẹp được lưu giữ. Hòa nhập không được hòa tan là vậy.

Đóng góp ý kiến: Là loại hình nghệ thuật đòi hỏi sự uyển chuyển của nghệ nhân, đây là môn nghệ thuật khó. Do đó, khi tiếp cận với mọi người rộng rãi, nhất là với thế hệ trẻ, cần lựa chọn những đề tài gần gũi, phù hợp, đan xen tiếng cười niềm vui để thu hút.

Bài tập 5.

1. Tóm tắt tình huống: Trên đường vượt khỏi vòng vây của kẻ gian, Kim Lân đưa hoàng tử con vua Tề chạy trốn. Vào thời điểm túng quẫn, Kim Lân gặp hồn Linh Tá cứu giúp nhờ đó mà thoát mạng, đến được thành Sơn Hậu.

Ấn tượng chung về tình huống: Đây là tình huống gay gấn, tạo sự hồi hộp cho người đọc không biết chặng đường chạy của Kim Lân đưa hoàng tử con vua Tề trốn có thuận lợi hay không?

2. Lời thoại cho bạn đọc biết về không gian, thời gian, tình thế:

– Phá muộn vòng quân sĩ

Thằng trăm trận pháo tên,

Kiếm Thứ phi kiếm chẳng thấy tin,

Tìm mẫu hậu tìm không ra tích

Thương tử hoàng còn nhỏ

Khát sữa lại đói cơm.

Cắn máu tay thấm giọt nhi long

Nhất thời trợ miễn ư cơ khát

Sau lưng không tiếng nhạc

Trước mắt thấy đầu non

Lạc vào chốn sơn trung

bạn tác bước trồi đây) HỮU Đã không dời nước bước (rồi đây!)

– Nay ta giúp vận Tề quân

Sao lại tuyệt kì đăng hoa Ũ SỐNG

– Đoán bên non thấy ngọn hoả hào

Giục tuấn mã vội vàng theo dõi.

3. Qua đoạn trích, nghĩa vua tôi và tình huynh đệ được thể hiện:

- Trong hoạn loạn, Kim Lân không ngại nguy hiểm mà cứu triều Tề.

- Trong đói khát, Kim Lân sẵn sàng lấy máu của mình cho hoàng tử.

- Khi người bạn bỏ mình vì nghĩa, Kim Lân xót xa.

Bài học tích cực: Văn bản nêu cao tính quân tử của người anh hùng. Đó là phẩm chất trung thành. Cách ứng xử này tuy không còn phù hợp với thời đại hiện nay khi đất nước ta là đất nước của dân do dân vì dân thế nhưng trung thành là phẩm chất thiết nghĩ cần có ở mỗi người, bởi đó thể hiện được sự nhiệt thành của con người dành cho đối phương.

4. Nhận xét:

- Đối với đoạn trích “Huyện đường”, ngôn ngữ ở đây mang tính đời thường, gần gũi.

- Đối với đoạn trích “Hồn thiêng đưa đường”, ngôn ngữ ở đây lại mang nhiều từ Hán Việt, khiến người đọc gặp khó khăn trong trường hợp không hiểu nghĩa.

Nguyên nhân: Xuất phát từ bản chất, mục đích của hai loại tuồng này khác nhau nên ngôn ngữ trong vở tuồng có sự khác biệt nhất định.

5. Khó khăn:

- Vì nội dung vở diễn mang nhiều nội dung cổ xưa dẫn đến việc khó tiếp nhận đối với thế hệ ngày nay bởi khoảng cách quá lớn.

- Ngôn ngữ có thể gây khó hiểu cho người xem bởi nhiều từ Hán Việt, mang tính ước lệ.

- Phải có hiểu biết nhất định về tuồng mới có thể hiểu được nội dung mà vở tuồng truyền tải.

Bài tập 6.

1. Thông tin chính: Văn bản cung cấp cho chúng ta về vai hề cùng các nhân vật trào phúng trong chèo.

2. Đặc điểm, tính chất, ý nghĩa:

- Vai hề gồm hề mồi và hề gậy.

- Vai hề luôn tạo ra tiếng cười, tạo cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc.

- Vai hề được xây dựng nhằm châm biếm thói hư tật xấu trong xã hội phong kiến, nhất là đối với tầng lớp thống trị, tạo sự chân thực.

3. Tác giả đã mở rộng sự liên hệ, so sánh với sân khấu cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á, trò diễn hề trong cung điện vua chúa ở châu Âu.

Ý nghĩa: tạo nên sự đa dạng về vai diễn hề ở các nước khác nhau. Mỗi quốc gia chọn vai hề với mục đích riêng, do đó mà bất kì ai cũng có thể tiếp cận, xem vai hề trên sân khấu chèo mà không có khoảng cách hay sự lo ngại.

4. Hiện tượng này liên quan đến nhận định “Đôi khi những nhân vật này gây ra tiếng cười không liên quan trực tiếp đến vở diễn”. Sở dĩ, đó là bởi chèo ra đời phản ánh hiện thực cuộc sống một cách hài hước, thâm thúy, tuy nhiên, ở những màn, đôi khi có thể được thu gọn lại như một tiểu phẩm độc lập.

5. Cảm nhận: Sau khi đọc xong đoạn trích, bản thân em được cung cấp thêm thông tin bổ ích về sân khấu chèo truyền thống. Qua đó khiến em càng yêu mến, quý trọng những điều mà ông cha ta tạo ra. Những câu chuyện đời thường nhưng đầy ý nghĩa, xen vào đó là chút pha hài khiến người xem không bị nhàm chán. 


Viết

Bài tập 1. Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về đề tài sau: Khả năng biểu hiện tính cách và hành động nhân vật của lời thoại trong lớp chèo “Xuý Vân giả dại".

Bài tập 2. việc vận dụng các thế cho dân tộc trên sân khấu chèo hoặc tuồng Bạn cần phải chuẩn bị những gì và trả lời những câu hỏi cơ bản nào khi thực hiện đề tài nói trên?

Lời giải: 

Bài tập 1. 

Đề cương:

- Đặt vấn đề: nêu đề tài, giải thích lí do chọn đề tài.

- Giải quyết vấn đề:

+ Biểu hiện tính cách nhân vật.

+ Biểu hiện hành động lời thoại.

- Kết luận: Tổng kết lại vấn đề triển khai, khẳng định ý nghĩa đề tài nghiên cứu.

- Tài liệu tham khảo: tìm trên các phương tiện đại chúng.

Bài tập 2.

Chuẩn bị:

- Kiến thức về thể thơ dân tốc.

- Tìm hiểu kĩ văn bản chọn làm đề tài.

- Đọc tài liệu có liên quan.

Câu hỏi:

- Thể thơ nào được sử dụng?

- Số lượng các dòng biểu hiện lời thoại?

- Điểm độc đáo? Tác dụng khi phá cách thể thơ?

- Ý nghĩa khi sử dụng thể thơ dân tộc trên sân khấu chèo hoặc tuồng là gì?


Nói và nghe

Bài tập 1. Nêu những gì bạn phải chuẩn bị để nghe và phản hồi bản thuyết trình về kết quả nghiên cứu theo đề tài được nêu trong bài tập 1 ở phần Viết.

Bài tập 2. Lập một phiếu đánh giá với các tiêu chỉ và nội dung cụ thể để đánh giá bản thuyết trình về kết quả nghiên cứu theo đề tài được nếu trong bài tập 2 ở phần Viết.

Lời giải: 

Bài tập 1.

Chuẩn bị:

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hình thành sơ lược những ý triển khai đối với đề tài.

- Tham khảo nhận định liên quan của những người có tiếng đối với nội dung đó.

Bài tập 2. Phiếu đánh giá:

– Tiêu chí: nội dung, cách trình bày, sự tương tác giữa người thuyết trình với người xem.

– Nội dung cụ thể:

Tiêu chỉ 1:

+ Bám sát vấn đề nghiên cứu 

+ Cách thực hiện đề tài.

+ Chọn được đoạn trích chèo hoặc tuồng phù hợp mà ở đó tác giả kịch bản có sử dụng các thể thơ dân tộc.

+ Nêu được các luận điểm, luận cứ, minh chứng rõ ràng.

+ Bài thuyết trình có đủ các phần: Mở đầu, Triển khai, Kết luận.

Tiêu chỉ 2, 3: Nội dung cụ thể.

– Hình thức của phiếu đánh giá có thể được trình bày tuỳ ý, miễn sao thể hiện rõ ràng các tiêu chí và nội dung cụ thể đã được nêu trên cùng với thang đo (có thể theo hệ thống đạt, chưa đạt hoặc tốt, khá, trung bình).

icon-date
Xuất bản : 23/09/2022 - Cập nhật : 23/09/2022