logo

Bài 20. Mở đầu về hóa học hữu cơ

Bài 20. Mở đầu về hóa học hữu cơ

Bài 20.1 trang 28 SBT Hóa 11: 

So với các chất vô cơ, các chất hữu cơ thường có

A. độ tan trong nước lớn hơn.

B. độ bền nhiệt cao hơn.

C. khả năng tham gia phản ứng hoá học với tốc độ nhanh hơn.

D. nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.

Lời giải:

Đáp án: D.

Bài 20.2 trang 28 SBT Hóa 11: 

Đặc tính nào là chung cho phần lớn các chất hữu cơ ?

A. Liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion

B. Dung dịch có tính dẫn điện tốt

C. Có nhiệt độ sôi thấp

D. ít tan trong benzen

Lời giải:

Đáp án: C.

Bài 20.3 trang 28 SBT Hóa 11: 

Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hoá CuO, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Kết luận nào dưới đây phù hợp với thực nghiệm ?

A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, có thể có nitơ

B. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ.

C. X là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, oxi.

D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ ; có thể có hoặc không có oxi.

Lời giải:

Đáp án: D.

Bài 20.4 trang 28 SBT Hóa 11: 

Để oxi hóa hoàn toàn 4,92 g chất X phải dùng hết một lượng chất oxi hóa chứa 8 g nguyên tố oxi. Sản phẩm oxi hóa chỉ gồm 10,56 g CO2, 1,8 g H2O và khí N2. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong chất X là:

A. C ≈ 58,54%; H ≈ 4,07%; N ≈ 37,39%.

B. C ≈ 81,73%; H ≈ 13,93%; N ≈ 4,34%.

C. C ≈ 58,54%; H ≈ 4,07%; O ≈ 37,39%

D. C ≈ 58,54%; H ≈ 4,07%; O ≈ 26,01%; N ≈ 11,37%.

Lời giải:

Đáp án: D.

Bài 20.5 trang 29 SBT Hóa 11: 

A là một chất hữu cơ chỉ chứa hai nguyên tố. Khi oxi hoá hoàn toàn 2,50 g chất A người ta thấy tạo thành 3,60 g H2O. Xác định thành phần định tính và thành phần định lượng của chất A.

Lời giải:

A là hợp chất hữu cơ nên phải chứa cacbon. Oxi hóa A ta được vậy A phải chứa hidro. Theo đầu bài A chỉ chứa hai nguyên tố. Vậy A là hợp chất của cacbon và hidro ( A là một hidrocacbon ).

Khối lượng H trong 3.6g: Bài 20.5 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 1)

Phần trăm khối lượng của hiđro trong A:Bài 20.5 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 2)

Phần trăm khối lượng của cacbon trong A: 100,0% - 16,0% = 84,0%

Bài 20.6 trang 29 SBT Hóa 11: 

Khi oxi hoá hoàn toàn 5,00 gam một hợp chất hữu cơ, người ta thu được 8,40 lít CO2 (đktc) và 4,50 g H2O.

Xác định phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong hợp chất hữu cơ đó.

Lời giải:

Nguyên tố C chiếm 90% và nguyên tố H chiếm 10% về khối lượng.

Bài 20.7 trang 29 SBT Hóa 11: 

Để đốt cháy hoàn toàn 2,50 g chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 3,70 g. Tính phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong chất A.

Lời giải:

Khi A tác dụng với O2 chỉ sinh ra, và H2O, vậy A có chứa cacbon, hiđro, có thể có hoặc không có oxi.

Theo định luật bảo toàn khối lượng :

mCO2 + mH2O = mA + mO2 = 7,30 (g) (1)

Theo đầu bài: mCO2 − mH2O = 3,70(g). (2)

Từ hệ (1) và (2), tìm được mCO2 = 5,50 g; mH2O = 1,80 g.

Khối lượng C trong 5,50 g CO2: Bài 20.7 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 1)

Khối lượng H trong 1,8 g H2Bài 20.7 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 2)

Đó cũng là khối lượng c và H trong 2,50 g chất A. Vậy chất A phải chứa O.

Khối lượng O trong 2,50 g A: 2,50 - 1,50 - 0,200 = 0,80 (g)

Phần trăm khối lượng của C: Bài 20.7 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 3)

Phần trăm khối lương của H: Bài 20.7 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 4)

Phần trăm khối lương của O: Bài 20.7 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 5)

Bài 20.8 trang 29 SBT Hóa 11: 

Oxi hoá hoàn toàn 6,15 g chất hữu cơ X, người ta thu được 2,25 g H2O ; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (các thể tích đo ở đktc). Tính phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong chất X.

Lời giải:

Chất X chắc chắn có C, H, N ; có thể có O.

Khối lượng C: Bài 20.8 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 1)

Khối lượng H: Bài 20.8 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 2)

Khối lượng N: Bài 20.8 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 3)

Khối lượng O: 6,15 - 3,60 - 0,25 - 0,700 = 1,60 (g).

% về khối lượng của C: Bài 20.8 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 4)

% về khối lượng của H: Bài 20.8 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 5)

% về khối lượng của N: Bài 20.8 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 6)

% về khối lượng của O: Bài 20.8 trang 29 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 7)