logo

Bài 2. Axit, bazơ và muối

Bài 2. Axit, bazơ và muối

Bài 2.1 trang 4 SBT Hóa 11:  Theo A-rê-ni-ut chất nào dưới đây là axit ?

A. Cr(N03)3

B. HBrO3

C. CdSO4

D. CsOH

Lời giải:

Đáp án: B.

Bài 2.2 trang 4 SBT Hóa 11:  Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính>

A. Zn(OH)2

B. Pb(OH)2

C. Al(OH)3

D. Ba(OH)2

Lời giải:

Đáp án: D.

Bài 2.3 trang 4 SBT Hóa 11:  Axit mạnh HN03 và axit yếu HN02 có cùng nồng độ 0,1 mol/l và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol ion nào sau đây là đúng ?

Bài 2.3 trang 4 SBT Hóa 11 | Giải sách bài tập Hóa 11 (ảnh 1)

Lời giải:

Đáp án: B.

Bài 2.4 trang 4 SBT Hóa 11: Có bao nhiêu dung dịch chỉ chứa một chất được tạo thành từ các ion: Ba2+; Mg2+; SO42-; Cl-

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Lời giải:

Đáp án: C.

Bài 2.5 trang 4 SBT Hóa 11:  Các muối thường gọi là "không tan", ví dụ BaS04, AgCl có phải là các chất điện li mạnh không ? Giải thích, biết rằng ở 25oC độ hoà tan trong nước của BaS04 là 1,0.10-5 mol/l, của AgCl là 1,2.10-5mol/l. Dung dịch các muối này chỉ chứa các ion, không chứa các phân tử hoà tan.

Lời giải:

BaS04 và AgCl là các chất điện li mạnh, vì các phân tử hoà tan của chúng đều phân li ra ion.

Bài 2.6 trang 4 SBT Hóa 11:  Hai chất điện li mạnh A và B khi tan trong nước phân li ra a mol Mg2+, b mol Na+, c mol SO42- và d mol Cl- :

Biết a = 0,0010; b = 0,010; c = 0,0050; vậy d bằng bao nhiêu ?

Viết công thức phân tử của A và B.

Lời giải:

1. Trong dung dịch, điện tích của các cation bằng điện tích của các anion, nên :

2a + b = 2c + d

0,001.2 + 0,01 = 0,005.2 + d

⇒ d = 0,002

2. MgCl2và Na2SO4.

Bài 2.7 trang 5 SBT Hóa 11:  Trong một dung dịch CH3COOH, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 3.10-3M và nồng độ CH3COOH bằng 3,97.10-1M. Tính nồng độ mol ban đầu của CH3COOH.

Lời giải:

Gọi C là nồng độ moi ban đầu của CH3COOH, ta có :

CH3COOH        ↔        CH3COO-        +       H+

(C - 3.10-3)M                 3.10-3M                 3.10-3M

C - 3.10-3 = 3,97.10-1 = 397.10-3

C = 397.10-3 + 3.10-3 = 400.10-3

⇒ C = 0,4M.