Giải Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ngắn gọn, hay nhất bám sát nội dung Sách giáo khoa theo chương trình Sách mới. Bài soạn bao gồm 12 câu hỏi được trả lời chính xác, giúp học sinh hiểu kĩ hơn về bài học
Mở đầu trang 38 Bài 8 Lịch sử 9 CTST: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình vào chiều ngày 2 - 9 - 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đó là thành quả của Cách mạng tháng Tám - một cuộc cách mạng vĩ đại, vĩnh viễn đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi. Vậy qua bài học hãy nêu tiến trình cách mạng đã diễn ra như thế nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc cách mạng?
Lời giải:
* Tiến trình cuộc Cách mạng tháng Tám:
- Từ ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, phát đi bản "Quân lệnh số 1".
- Ngày 14 và 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang).
- Từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào.
- Ngày 18-8-1945, bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- Đến tối ngày 19-8-1945, khỏi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
- Các địa phương giành được chính quyền. Đến ngày 28-8-1945, hai tỉnh Đồng Nai Thượng và Hà Tiên giành được chính quyền, cả nước thắng lợi trên cả nước.
- Ngày 30-8-1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến ở nước ta sụp đổ.
- Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn độc lập", khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự lãnh đạo đúng đắn và tầm nhìn chiến lược sáng suốt, rộng mở của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, sự đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
+ Quá trình chuẩn bị cách mạng chu đáo trong vòng 15 năm.
+ Sự nhất trí, đồng lòng toàn đảng, toàn dân, quyết tâm kháng chiến.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với trong nước:
+ Đánh đuổi giặc ngoại xâm, làm sụp đổ chế độ phong kiến và lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tạo điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trên thế giới, nhất là đối với Lào và Campuchia.
Câu hỏi trang 38 Lịch sử 9 CTST: Dựa vào các tư liệu 8.2, 8.3, 8.4 và thông tin trong bài, hãy: nêu những nét chính của tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp và Nhật Bản
Lời giải:
- Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương thủ tiêu các quyền lợi dân sinh, dân chủ, giải tán các hội ái hữu, bắt giam những người yêu nước. Chính quyền thuộc địa thực thi chính sách "kinh tế chỉ huy", kiểm soát gắt gao hàng hoá, ấn định giá cả, tăng thuế cũ, thêm thuế mới, giảm lương, tăng giờ làm ,...
- Tháng 9-1940, quân phiệt Nhật Bản tiến đánh Việt Nam ở Lạng Sơn, rồi từng bước xâm chiếm toàn bộ Đông Dương. Quân Pháp kháng cự yếu ớt rồi đầu hàng, câu kết với quân Nhật ra sức bóc lột nhân dân Đông Dương, Việt Nam chịu ách thống trị của cả Pháp và Nhật Bản.
- Về chính trị: cả Nhật Bản và Pháp đều tiến hành phát xít hoá bộ máy cai trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thủ tiêu các quyền lợi mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong những năm 1936-1939.
- Về kinh tế:
+ Thực dân Pháp thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”, tăng cường các loại thuế,..;
+ Quân Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thu mua lương thực theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt...
=> Những thủ đoạn tàn ác này đã gây nên nạn đói nghiêm trọng ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì vào cuối năm 1944-đầu năm 1945.
Câu hỏi trang 38 Lịch sử 9 CTST: Quan sát tư liệu 8.1, hãy giải thích thể nào là tình cảnh “một cổ hai tròng” mà nhân dân ta phải chịu đựng.
Lời giải:
Tình cảnh “một cổ hai tròng” mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng được hiểu là: nhân dân Việt Nam đồng thời phải gánh chịu sự áp bức của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
Câu hỏi trang 39 Lịch sử 9 CTST: Hãy xây dựng niên biểu về những sự kiện chính trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam.
Lời giải:
Thời gian |
Sự kiện |
Tháng 5/1941 |
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cong sản Đong Dương lần thứ 8. |
Tháng 5/1941 |
Mặt trận Việt Minh ra đời. |
Tháng 12/1944 |
Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. |
12/3/1945 |
Ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". |
Tháng 4/1945 |
Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang; mở trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị; xây dựng 7 chiến khu trên cả nước. |
15/5/1945 |
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Việt Nam Cứu quốc quân thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân. |
6/4/1945 |
Khu giải phóng Việt Bắc với "thủ đô" là Tân Trào được thành lập. |
Câu hỏi trang 39 Lịch sử 9 CTST: Đọc tư liệu 8.6, 8.7, hãy lí giải vì sao Mặt trận Việt Minh lại thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.
Lời giải:
Mặt trận Việt Minh lại thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, vì:
- Mục đích hoạt động của Mặt trận Việt Minh là nhằm: hiệu triệu nhân dân, đánh thức tinh thần dân tộc, tập hợp và đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các dân tộc, tôn giáo, các giới vào thực hiện nhiệm vụ giải phóng quốc gia, dân tộc. => Với tinh thần coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, Việt Minh sẵn sàng giang tay đón tiếp các cá nhân, đoàn thể thành thực muốn đánh đuổi Nhật - Pháp; cũng như sẵn sàng bắt tay với các dân tộc bị áp bức châu Á để thành lập mặt trận liên minh chống đế quốc phát xít.
- Ngay sau khi ra đời, Mặt trận Việt Minh đã đề ra: 10 chính sách lớn và Chương trình cứu nước gồm 44 điểm, bao gồm các chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, các tầng lớp nhân dân. Các chính sách này nhằm thực hiện hai mục tiêu: Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; Làm cho dân Việt Nam sung sướng, tự do. => Những chính sách của Mặt trận Việt Minh đã đáp ứng quyền lời của đại đa số các tầng lớp nhân dân.
=> Như vậy, Nhờ có mục đích hoạt động; chủ trương, chính sách rõ ràng, đúng đắn, Mặt trận Việt Minh đã phát triển nhanh chóng từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi; thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Câu hỏi trang 41 Lịch sử 9 CTST: Hãy trình bày diễn biển chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Lời giải:
- Diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám:
+ Từ ngày 14/8/1945, tại nhiều nơi, cấp bộ Đảng, Việt Minh đã căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và vận dụng chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, để phát động nhân dân khởi nghĩa.
+ Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa.
+ Ngày 18/8/ 1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất.
+ Tối 19/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
+ Ngày 23/8/1945, nhân dân Huế giành được chính quyền.
+ Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi tại Sài Gòn.
+ Ngày 28/8/1945, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là hai tỉnh cuối cùng giành được chính quyền. khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.
+ Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời
+ Ngày 25-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam từ Tân Trào về đến Hà Nội. Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, chuẩn bị mọi công việc để Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân.
+ Ngày 2-9, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Câu hỏi trang 41 Lịch sử 9 CTST: Em có đồng ý với quan điểm cho rằng: Khu giải phóng với “thủ đô” Tân Trào đóng vai trò là “bàn đạp” cho thế trận tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945? Tại sao?
Lời giải:
- Đồng ý với ý kiến: Khu giải phóng với “thủ đô” Tân Trào đóng vai trò là “bàn đạp” cho thế trận tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945.
- Giải thích:
+ Khu giải phóng Việt Bắc là chỗ dựa “tiến khả công, thoái khả thủ" của cách mạng Việt Nam, nối liền các khu căn cứ địa ở vùng núi phía bắc với phong trào đang dâng lên sục sôi ở vùng châu thổ Bắc Kỳ.
+ Việc thực hiện có kết quả mười chính sách lớn của Việt Minh đã biến Khu giải phóng thành mô hình tương lai tươi sáng của nước Việt Nam mới... Uy tín và ảnh hưởng chính trị của Việt Minh nhờ thế mà được củng cố và phát huy rất mạnh mẽ.
+ Trên phương diện quốc tế, Khu giải phóng tiêu biểu cho thực lực của Việt Minh. Nhờ vậy mà Việt Minh giành được sự tin cậy và ủng hộ quý báu của phe Đồng minh trong một thời điểm có tính chất bước ngoặt.
Câu hỏi trang 42 Lịch sử 9 CTST: Đọc tư liệu 8.9, 8.13 và thông tin trong bài, hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và rút ra ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Lời giải:
♦ Nguyên nhân thắng lợi
- Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xit, nhất là chiến thắng quân phiệt Nhật Bản đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin và tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Quá trình chuẩn bị chu đáo cho Cách mạng tháng Tám trong suốt 15 năm
+ Sự đồng lòng của toàn dân; chỉ đạo linh hoạt của các cấp bộ Đảng, Việt Minh để chớp thời cơ giành chính quyền.
♦ Ý nghĩa lịch sử
- Đối với dân tộc Việt Nam
+ Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới, đặc biệt là nhân dân hai nước Cam-pu-chia và Lào.
Câu hỏi trang 42 Lịch sử 9 CTST: - Theo em, Đảng Cộng sản Đông Dương có vai trò như thế nào trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Lời giải:
Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945:
- Có chủ trương rất sáng suốt, kịp thời và cụ thể, phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa; kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và công tác binh vận...
- Sau một thời gian dài chuẩn bị lực lượng từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đã được huấn luyện và chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng nổi dậy khi thời cơ đến.
Luyện tập 1 trang 43 Lịch sử 9 CTST: Hãy hoàn thành bảng niên biểu về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà theo mẫu dưới đây:
Thời gian |
Nội dung sự kiện |
|
|
|
|
Lời giải:
Thời gian |
Sự kiện nổi bật |
13/8/1945 |
Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, sau đó ra Quân lệnh số 1 |
14-15/8/1945 |
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào |
16-17/8/1945 |
Đại hội quốc dân được triệu tập |
14/8/1945 |
Tại nhiều nơi, cấp bộ Đảng, Việt Minh đã phát động nhân dân khởi nghĩa. |
19/8/1945 |
Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. |
23/8/1945 |
Nhân dân Huế giành được chính quyền. |
23/8/1945 |
Khởi nghĩa giành thắng lợi tại Sài Gòn. |
30/8/1945 |
Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. |
Luyện tập 2 trang 43 Lịch sử 9 CTST: Hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 qua lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chi Minh ngày 18-8-1945: "Hỡi đồng bào yêu quý, Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”
Lời giải:
Qua lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 18-8-1945, có thể thấy thời cơ mà ta có được để kháng chiến thắng lợi là:
- Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự lãnh đạo đúng đắn và tầm nhìn chiến lược sáng suốt, rộng mở của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, sự đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
+ Quá trình chuẩn bị cách mạng chu đáo trong vòng 15 năm.
+ Sự nhất trí, đồng lòng toàn đảng, toàn dân, quyết tâm kháng chiến.
Vận dụng trang 43 Lịch sử 9 CTST: Theo em, bài học lịch sử nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng và phát huy trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?
Lời giải:
Theo em, bài học về xây dựng, tổ chức lực lượng và xây dựng Đảng là những bài học có thể vận dụng và phát huy trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
- Về xây dựng lực lượng: Tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hoá và cô lập cao độ kẻ đế quốc và tay sai để đánh đổ chúng.
- Về xây dựng Đảng: Luôn kết hợp giữa tổ chức và đấu tranh, làm cho đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ năng lực và uy tín lãnh đạo cách mạng thành công.