logo

Giai đoạn nào sau đây không phải giai đoạn chính trong hô hấp tế bào?

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Giai đoạn nào sau đây không phải giai đoạn chính trong hô hấp tế bào?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về hô hấp tế bào là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.


Trắc nghiệm: Giai đoạn nào sau đây không phải giai đoạn chính trong hô hấp tế bào?

A. Đường phân 

B. Chu trình Crep 

C. Chuỗi truyền electon hô hấp 

D. Chu trình Camin

Trả lời

Đáp án đúng: C. Chuỗi truyền electon hô hấp 

Hô hấp tế bào gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình crep, chuỗi truyền electron.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về 3 giai đoạn này nhé.


Kiến thức mở rộng về hô hấp tế bào


1. Đường phân

- Đường phân (tiếng Anh là Glycolysis) có nghĩa là “tách đường”. Đây là quy trình giải phóng năng lượng trong đường.

- Đường phân xảy ra trong bào tương. Trong quá trình đường phân, một loại đường 6 carbon (glucose) được tách thành 2 phân tử axit piruvic (3 carbon).

Sơ đồ tóm tắt quá trình đường phân:

+ Diễn ra trong bào tương.

+ Nguyên liệu: Glucôzơ.

+ Diễn biến: Glucôzơ bị biến đổi, các liên kết bị phá vỡ.

+ Sản phẩm: 2 phân tử axit piruvic, 2 ATP, 2 NADH2.

- Đường phân xảy ra trong bào tương. Kết thúc quá trình đường phân, phân tử glucôzơ (6 cacbon) bị tách thành 2 phân tử axit piruvic (3 cacbon). Trong quá trình này tế bào thu được 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH (nicôtinamit ađênin đinuclêôtit).

- Thực ra, đường phân tạo được 4 phân tử ATP, nhưng do có 2 phân tử ATP được sử dụng để hoạt hoá glucôzơ trong giai đoạn đầu của đường phân nên tế bào chỉ thu được 2 phân tử ATP. Quá trình đường phân có thể được tóm tắt bằng sơ đồ.

Giai đoạn nào sau đây không phải giai đoạn chính trong hô hấp tế bào
Sơ đồ tóm tắt quá trình đường phân

2. Chu trình Crep

- Chu trình Krebs hay còn được gọi là chu trình axit citric, diễn ra trong chất nền của ti thể tế bào thực vật, động vật. Hầu hết tất cả các enzym của chu trình Krebs đều có thể hòa tan, ngoại trừ enzyme succinat dehydrogenase, được gắn trên màng trong của ty thể.

- Một loạt các phản ứng enzym ( men tiêu hóa) xảy ra ở tất cả các sinh vật hiếu khí, có liên quan đến quá trình chuyển hóa oxy hóa của các đơn vị acetyl và đóng vai trò là nguồn năng lượng chính của tế bào. Chu trình krebs là một phần trong quá trình hô hấp ở thực vât.

- Một loạt các phản ứng hóa học được sử dụng bởi tất cả các sinh vật hiếu khí để tạo ra năng lượng thông qua quá trình oxy hóa axetat có nguồn gốc từ carbohydrate, chất béo và protein thành carbon dioxide.

- Không giống như quá trình đường phân, chu trình Krebs gồm một vòng khép kín: phần cuối cùng của con đường tái tạo hợp chất được sử dụng trong bước đầu tiên. 

- Đây được coi là một con đường hiếu khí vì NADH và FADH2 được tạo ra phải chuyển các điện tử của chúng đến con đường tiếp theo trong hệ thống, con đường này sẽ sử dụng oxy. Nếu quá trình chuyển giao này không xảy ra, các bước oxy hóa của chu trình axit citric cũng không xảy ra. 

- Sau khi được tạo thành từ quá trình đường phân, 2 phân tử axit piruvic sẽ được chuyển vào chất nền của ti thể. Ở đó, chúng được biến đổi thành những phân tử nhỏ hơn gọi là axêtyl-CoA. Chính phân tử axêtyl-CoA này sẽ đi vào chu trình Crep.

- Ngoài ra, quá trình biến đổi 2 phân tử axit piruvic còn tạo ra 2 phân tử NADH và giải phóng 2 phân tử CO2. Kết thúc chu trình Crep, các phân tử axêtyl-CoA sẽ bị phân giải hoàn toàn tới CO2.

- Ngoài CO2, chu trình Crep còn tạo ra được các phân tử NADH,FADH2, (flavin ađênin đinuclêôtit) và ATP 

Giai đoạn nào sau đây không phải giai đoạn chính trong hô hấp tế bào (ảnh 2)
Sơ đồ tóm tắt chu trình Crep

3. Chuỗi chuyền electron hô hấp

- Diễn ra: Màng ti thể.

- Nguyên liệu: NADP và FADH2.

- Diễn biến: Electron chuyển từ NADH và tới O2 thông qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử kế tiếp nhau. Năng lượng được giải phóng từ quá trình ôxi hóa phân tử NADH và FADH2 tổng hợp nên ATP.

- Sản phẩm: H2O và nhiều ATP.

- Chuỗi chuyền êlectron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể. Trong giai đoạn này, các phân tử NADH và FADH2, được tạo ra trong những giai đoạn trước sẽ bị ôxi hóa thông qua một chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử. Trong phản ứng cuối cùng, ôxi sẽ bị khử tạo ra nước.

- Năng lượng được giải phóng từ quá trình ôxi hoá các phân tử NADH và FADH2 này sẽ được sử dụng để tổng hợp các phân tử ATP. Đây chính là giai đoạn giúp tế bào thu được nhiều ATP nhất.

- Hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP.

- Hô hấp tế bào gồm rất nhiều phản ứng, thông qua đó năng lượng của nguyên liệu hô hấp được giải phóng dần từng phần. Tốc độ của quá - trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế hào.

- Hô hấp tế bào có thể được chia thành 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp. Trong đó, chuỗi chuyền electron hô hấp tạo ra được nhiều ATP nhất.

icon-date
Xuất bản : 01/04/2022 - Cập nhật : 19/11/2022

Xem thêm các bài cùng chuyên mục