logo

Trả lời câu hỏi in nghiêng Địa lí 6 Bài 27


Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất

Câu hỏi in nghiêng Địa Lí 6 Bài 27 trang 81:

Hãy quan sát các hình 67, 68 và cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao như vậy?

Lời giải:

- Hình 67: Rừng mưa nhiệt đới, nhiều tầng thực vật phong phú xanh tốt quanh năm.

- Hình 68: Rừng hoang mạc nhiệt đới, thực vật nghèo nàn kém phát triển, phần lớn là các cây bụi gai.

- Nguyên nhân:

+ Vùng rừng mưa nhiệt đới là nơi có lượng mưa dồi dào, độ ẩm lớn, rừng phát triển phong phú xanh tốt quanh năm.

+ Vùng hoang mạc nhiệt đới là nơi có lượng mưa ít, độ ẩm rất thấp, đất đai khô cằn.

Câu hỏi in nghiêng Địa Lí 6 Bài 27 trang 81:

Hãy quan sát các hình 69, 70 và cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền. Vì sao các loài động vật giữa hai miền lại có sự khác nhau?

Lời giải:

- Hình 69: ở Đài nguyên. Bao gồm các động vật như Hải cẩu, chim, sư tử, tuần lộc….

- Hình 70: ở Đồng cỏ nhiệt đới. Bao gồm các động vật Voi, chim, hươu, gà rừng, sư tử, ngựa….

- Nguyên nhân:

+ Ở Đài nguyên có kiểu khí hậu lạnh nên hệ động vật ít, kém phát triển.

+ Ở Đồng cỏ nhiệt đới có kiểu khi hậu nóng, ẩm hệ động vật phát triển mạnh mẽ và rất phong phú, đa dạng.

Câu hỏi in nghiêng Địa Lí 6 Bài 27 trang 82:

Hãy kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết.

Lời giải:

-Một số động vật ngủ đông là: gấu bắc cực, chuột, sóc, dơi,...

-Một số động vật di cư là: chim én, vịt trời, thiên nga,…

Câu hỏi in nghiêng Địa Lí 6 Bài 27 trang 82:

Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật và các loài động vật.

Lời giải:

Giữa các loài đông vật và thực vật có mối quan hệ mật thiết với nhau:

- Có thực vật thì mới có động vật ăn cỏ, và có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt tồn tại.

- Nếu thực vật ở mỗi vùng đất bị ít dần đi thì động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt cũng ít đi.

Câu hỏi in nghiêng Địa Lí 6 Bài 27 trang 82:

Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng bị diệt vong?

Lời giải:

- Rừng là môi trường sống và sinh tồn tự nhiên của các loài động vật.

- Khi rừng bị phá hoại đồng nghĩa với việc phá hoại nơi cư trú và làm mất đi nguồn thức ăn của chúng.

→ Tạo nên sự diệt vong của các loài động vật hoang dã quý hiếm.

Xem toàn bộ Giải Địa lí 6: Bài 27. Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021