Giải Địa lí 11 Cánh diều Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước ngắn gọn, hay nhất bám sát nội dung Sách giáo khoa Địa lí 11 theo chương trình Sách mới. Bài soạn bao gồm 7 câu hỏi được trả lời chính xác, giúp học sinh hiểu kĩ hơn về bài học
Mở đầu trang 4 Địa Lí 11: Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, được chia thành nhiều nhóm nước khác nhau dựa theo các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội. Vậy những chỉ tiêu nào được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển? Các nhóm nước có sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội như thế nào?
Lời giải:
Để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển thì cần có những chỉ tiêu được sử dụng như: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).
Các nhóm nước có sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội:
- Về kinh tế: quy mô, tốc độ phát triển; cơ cấu kinh tế; trình độ phát triển kinh tế…
- Về xã hội: dân cư và đô thị hóa, giáo dục và y tế,…
Câu hỏi trang 6 Địa Lí 11: Đọc thông tin, quan sát hình 1 và dựa vào bảng 1.1, hãy:
- Phân biệt các nước phát triển (Ca-na-đa, Cộng hòa Liên bang Đức) và các nước đang phát triển (Bra-xin, In-đô-nê-xi-a) về các chỉ tiêu GNI/người, cơ cấu kinh tế và HDI.
Lời giải:
Về GNI/người:
+ Các nước phát triển có GNI cao gấp hàng chục lần so với các nước đang phát triển. Cụ thể, các nước phát triển là Ca-na-đa có GNI năm 2020 là 43540 tỉ USD, Cộng hòa Liên bang Đức là 47520 tỉ USD.
+ Các nước đang phát triển là Bra-xin có GNI năm 2020 chỉ đạt 7800 tỉ USD và In-đô-nê-xi-a là 3870 tỉ USD.
- Về cơ cấu kinh tế:
+ Các nước phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản rất thấp; ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Cụ thể:
▪ Ở Ca-na-đa, năm 2020: tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 1,7% GDP; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 24,6%; trong khi đó, ngành dịch vụ chiếm 66,9%.
▪ Ở Cộng hòa Liên bang Đức, năm 2020: ngành nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 0,7%; công nghiệp - xây dựng chiếm 26,5%; dịch vụ chiếm 63,3%.
+ Phần lớn các nước đang phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khá cao; ngành công nghiệp - xây dựng tỉ trọng đang giảm dần tuy nhiên vẫn còn cao; ngành dịch vụ có xu hướng tăng. Cụ thể:
▪ Ở Bra-xin, năm 2020: ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 5,9%; công nghiệp - xây dựng chiếm 17,7%; dịch vụ chiếm 62,8%. Có thể thấy, Bra-xin là nước đang phát triển nhưng có cơ cấu kinh tế tương đương với các nước phát triển.
▪ Ở In-đô-nê-xi-a, năm 2020: ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 13,7%; công nghiệp - xây dựng chiếm 38,3%; dịch vụ chiếm 44,4%.
- Về HDI:
+ Các nước phát triển có tỉ lệ HDI ở mức cao: Ca-na-đa là 0,931, Cộng hòa Liên bang Đức là 0,944.
+ Phần lớn các nước đang phát triển tỉ lệ HDI này còn chưa cao. Cụ thể: chỉ số HDI của Bra-xin là 0,758, của In-đô-nê-xi-a là 0,703.
Câu hỏi trang 6 Địa Lí 11: Đọc thông tin, quan sát hình 1 và dựa vào bảng 1.1, hãy:
- Xác định một số nước phát triển và đang phát triển trên hình 1.
Lời giải:
- Phân biệt các nước phát triển và các nước đang phát triển về các chỉ tiêu: GNI/người, cơ cấu kinh tế và HDI:
GNI/người: nhóm nước phát triển có thu nhập cao, nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình đến thu nhập trung bình cao
Cơ cấu kinh tế:
Nhóm nước phát triển: tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cao; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỉ trọng và thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm tỉ trọng rất thấp
Nhóm nước đang phát triển: tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp hơn so với nhóm nước phát triển, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỉ trọng và thuế sản phẩm trừ trợ cấp vẫn chiếm tỉ trọng khá cao.
HDI: Nhóm nước phát triển thuộc mức rất cao, nhóm nước đang phát triển thuộc mức cao
- Một số nước phát triển và đang phát triển trên hình 1:
Nước phát triển: Anh, Mỹ, Đức, Pháp,...
Nước đang phát triển: Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma,...
Câu hỏi trang 7 Địa Lí 11: Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.2, hãy trình bày sự khác biệt về kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Lời giải:
Câu hỏi trang 8 Địa Lí 11: Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.3, hãy trình bày sự khác biệt về một số khía cạnh xã hội giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Lời giải:
Luyện tập 1 trang 8 Địa Lí 11: Lập bảng tóm tắt sự khác nhau về kinh tế và xã hội của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.
Lời giải:
Vận dụng 2 trang 8 Địa Lí 11: Thu thập tư liệu từ các nguồn khác nhau về GNI/người và HDI của ít nhất một nước đang phát triển và một nước phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Lời giải:
Nước đang phát triển: Việt Nam
Kết quả đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020
Xét theo chênh lệch thứ hạng HDI và GNI/người trong bảng xếp loại quốc tế
Tính toán các số liệu về GDP/người (tính theo PPP) và HDI của UNDP các năm cho thấy, giai đoạn 2000 - 2019, chênh lệch thứ hạng của HDI với GNI/người của Việt Nam luôn nhận giá trị dương, thứ hạng HDI của Việt Nam trong bảng xếp hạng thế giới luôn cao hơn so với thứ hạng của GNI/người, điều này phản ánh xu hướng Việt Nam đang hướng tới là phát triển vì con người. Theo đó, thành quả của tăng trưởng kinh tế luôn được ưu tiên sử dụng nhiều hơn cho mục tiêu phát triển con người. Tuy nhiên, nếu so sánh chuỗi có thể thấy chênh lệch về thứ hạng này ngày càng giảm. Giai đoạn 2011 - 2019, mức chênh lệch bình quân chỉ còn 11, thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2000 - 2010 (giá trị chênh lệch là 15), phản ánh tác động tích cực của tăng trưởng đến phát triển con người có xu hướng giảm dần.
Xét theo đường vành đai phát triển con người
Dựa vào bảng số liệu của UNDP năm 2019, đường vành đai phát triển con người trên thế giới (tập hợp các giá trị HDI của nước cao nhất trong từng nhóm nước có cùng một mức thu nhập).
Giá trị HDI nhận được của Việt Nam năm 2019 nằm ở dưới đường vành đai phát triển con người toàn cầu, có nghĩa là Việt Nam không phải là nước có HDI cao nhất trong nhóm nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người (hơn 6.000 - 7.000 USD/người/năm theo PPP). Tuy nhiên, khoảng cách giữa HDI của Việt Nam so với mức HDI cao nhất không lớn, nếu so với Lào (cùng nhóm mức thu nhập) hoặc Philippines hay Indonesia (ở các múc thu nhập cao hơn). Điều này cho thấy, mặc dù chưa phải là tối ưu, nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang có hiệu ứng tích cực đến phát triển con người.
Tuy nhiên, nếu sử dụng dạng khác của đường vành đai phát triển con người1 và đường phản ánh giá trị HDI của Việt Nam cho thấy, chênh lệch giá trị HDI của Việt Nam so với HDI của nước cao nhất trong nhóm có cùng mức thu nhập đang có xu hướng gia tăng. Xét trong giai đoạn 20012 - 2020, thì giai đoạn 2001 - 2010 mức độ chênh lệch về giá trị HDI của Việt Nam so với HDI của nước không đáng kể (0,005 điểm), nhưng giai đoạn 2011 - 2019, con số chênh lệch này đã lên tới 0,039, cao hơn cả giai đoạn 19903 - 2000 (có giá trị chênh lệch 0,038).
Xét theo Chỉ số tổng hợp - Hệ số tăng trưởng vì con người (GHR)
Cùng với những thành tựu về kinh tế thì phát triển con người cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Chỉ số HDI từ 0,505 (năm 2000) lên 0,572 (năm 2010), 0,696 (năm 2017) và 0,704 (năm 2019) - vị trí các nước có chỉ số HDI khá.
Xét về mức độ lan tỏa của tăng trưởng đến phát triển con người (GHR), từ năm 2001 đến nay, tăng trưởng kinh tế luôn có tác động lan tỏa tích cực đến phát triển con người, do GHR luôn nhận giá trị dương và điều này vẫn không ngoại lệ khi xét trong giai đoạn 2011 - 2020. Hiệu ứng tích cực đang có xu hướng giảm dần: Giai đoạn 2001 - 2005, GHR đạt 0,227, giai đoạn 2006 - 2010 còn 0,205 và đến giai đoạn 2011 - 2019 chỉ còn 0,179. Nếu so sánh theo năm thì năm 2010 (cuối giai đoạn 2001 - 2010) giá trị GHR là 0,198 thì đến năm 2015 là 0,1008 và đến năm 2019 giảm còn 0,0293, chỉ bằng 14,7% so với đầu giai đoạn. Như vậy, trong giai đoạn 2011 - 2019, mặc dù Việt Nam vẫn duy trì được sự gia tăng của HDI khi GDP/người tăng, nhưng HDI tăng chậm hơn nhiều so với sự gia tăng của GDP/người, cũng đồng nghĩa mức độ lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người đạt cấp độ 2, tức là tăng trưởng kinh tế và HDI đang có mối quan hệ đồng thuận nhưng mức độ đồng thuận có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Nước phát triển: Na Uy
Kể từ năm 2001 đến nay, Na Uy chỉ hai lần không đạt được danh hiệu này. Chỉ số HDI thuộc Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) trong đó tổng hợp tất cả các mặt giáo dục, y tế, tuổi thọ, thu nhập, bình đẳng giới ... của một quốc gia.
Dù không đứng đầu bất kỳ hạng mục nào nhưng chỉ số HDI của Na Uy vẫn cao nhất thế giới - 0,938. Ở hạng mục tuổi thọ, Na Uy thua quán quân Nhật Bản, 81 tuổi so với 83,6 tuổi; ở hạng mục thu nhập đầu người Na Uy thua Liechstenstein 58,810 USD/năm so với 81.0111 USD/năm.