logo

Câu hỏi in nghiêng trang 121 Địa lí 9 Bài 33


Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Câu hỏi in nghiêng trang 121 Địa lí 9 Bài 33

Dựa vào bảng 33.1, hãy nhận xét một số tiêu chí dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.

Lời giải:

Tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước gia đoạn 1995 - 2002: Các chỉ tiêu đều có xu hướng giảm do sự phát triển và nổi lên của các vùng kinh tế khác trong nước.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng giảm nhẹ từ 35,8% (1995) xuống 33,1% (2002) ( chiếm 1/3 so với cả nước)

- Số lượng hành khách vận chuyển của vùng có tỉ trong cao tuy nhiên đang có xu hướng giảm từ  từ 31,3% (1995) xuống 30,3% (2002).

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển chiếm 15,9 % so với cả nước, có xu hướng giảm dần từ 17,1% (1995) xuống còn 15,9% (2002)

- Tuy nhiên, so với cả nước, các chỉ tiêu dịch vụ trên vẫnchiếm một tỉ trọng cao và có tầm ảnh hưởng lớn. Các hoạt động dịch vụ của vùng phát triển mạnh, đặc biệt là tổng mức bán lẻ hàng hoá và số lượng hành khách vận chuyển.

Câu hỏi in nghiêng trang 121 Địa lí 9 Bài 33

Dựa vào hình 14.1 hãy cho biết từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?

Lời giải:

Từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác bằng những loại hình giao thông vận tải:

+ Đường ô tô (các tuyến quốc lộ)

+ Đường biển (cảng TP. Hồ Chí Minh).

+ Đường sắt

+ Đường hàng không (sân bay Tân Sơn Nhất).

Câu hỏi in nghiêng trang 121 Địa lí 9 Bài 33

Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

Lời giải:

Đông Nam Bộ thu hút mạnh đầu tư nước ngoài do:

+ Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, khu vực tập trung nhiều  đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản. c giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Cam puchia, Thái Lan, Lào, Mianma. Với vị trí này Đông Nam Bộ là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế

+ Có các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thuận lơi phát triển kinh tế - xã hội: đất bazan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt, biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, thềm lục địa giàu dầu khí

+ Dầu khí có trữ lượng dự báo là 4-5 tỷ tấn dầu và 485 - 500 tỷ m3 khí có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân. Quặng bôxit trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình Phước, Bình Dương.

+ Khu vực có nền kinh tế năng động

+ Dân cư tập trung đông đúc, năng động có tay nghề cao

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ngày được nâng cấp và cải thiện , đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

Xem toàn bộ Giải Địa 9: Bài 33. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021