logo

Câu hỏi in nghiêng trang 105 Địa Lí 8 Bài 29


Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

Câu hỏi in nghiêng trang 105 Địa Lí 8 Bài 29:  

Quan sát hình 28.1, cho biết:

- Trường Sơn Bắc chạy theo hướng nào?

- Vị trí của đèo Ngang, đèo Lao Bảo, đèo Hải Vân.

Lời giải:

- Trường Sơn Bắc chạy từ phía Nam sông Cả- dãy Bạch Mã theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

- Vị trí:

+ Đèo Ngang: Nằm trên dãy Hoành Sơn giữa tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình

+ Đèo Lao: Nằm trên dãy Trường Sơn nằm giữa đường số 9 và biên giới Việt –Lào ( thuộc tỉnh Quảng Trị )

+ Đèo Hải Vân: nằm trên dãy Bạch Mã nằm giữa Thừa Thiên Huế và Đã Nẵng

Câu hỏi in nghiêng trang 105 Địa Lí 8 Bài 29:  

Tìm trên hình 28.1 các cao nguyên Kon Tum, Plây Ku, Đắc Lắc, Di Linh.

Lời giải:

Học sinh dựa vào các kí hiệu bản đồ và tự xác định vị trí trên hình 28.1 thuộc vùng Tây Nguyên.

Các cao nguyên nằm trên Trường Sơn Nam, khu vực Cao Nguyên

Câu hỏi in nghiêng trang 105 Địa Lí 8 Bài 29:  

Nhìn trên hình 29.3 em thấy đồng bằng sô Hồng có hình dạng như thế nào?

Lời giải:

Đồng bằng Sông Hồng có hình dạng một tam giác cân, đỉnh ở Việt Trì có độ cao 15m, đáy ở đoạn bờ biển của Hải Phòng và Ninh Bình

Câu hỏi in nghiêng trang 105 Địa Lí 8 Bài 29:  

So sánh địa hình hai vùng đồng bằng nêu trên (hình 29.2 và 29.3) em nhận thấy chúng giống nhau và khác nhau như thế nào?

Lời giải:

Sự giống và khác nhau của hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long

Giống nhau:

+ Là hai vùng rộng lớn, màu mỡ, đều là vùng trọng điểm, dân cư tập trung đông đúc

+ Được hình thành trên vùng sụt võng được phù sa sông bồi đắp

+ Địa hình bằng phẳng và hướng nghiêng ra biển

 Khác nhau:

- Đồng bằng Sông Hồng:

+ Địa hình thấp, ngập nước, độ cao trung bình từ 2-3m so với mực nước biển

+ Có hình dạng là một tam giác cân với đỉnh là tỉnh Việt Trì với độ cao 15m, đáy là đoạn bờ biển ở Hải Phòng- Ninh Bình

+ Tổng diện tích: 15000 km2

+ Hệ thống đê chống lũ dài 2700km, chia cắt đồng bằng thành nhiều khu trũng thấp hơn mặt nước ngoài đê từ 3-7m nên thường bị ngập úng không còn được bồi đắp tự nhiên

+ Đắp đê biển ngăn chẳn nước biển tràn vào, mở rộng diện tích canh tác: trồng lúa, nuôi trồng thủy hải sản,…

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Địa hình thấp, bằng phẳng hơn đồng bằng Sông Hồng, độ cao trung bình chỉ cao 2m so với mực nước biển nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của Thủy triều

+ Có hình dạng là một hình thang

+ Tổng diện tích: 450000km2

+ Không có đê lớn, mỗi năm khoảng 10000 km2 bị ngập lụt hàng năm ( ở Đồng Tháp Mười )

+ Hệ thống sông ngòi, kênh rạch, chằng chịt

+ Khu vực với 2/3 là diện tích đất măn,đất phèn

+ Vào mùa lũ, nhiều vũng đất trũng bị ngập úng sâu và khó thoát nước, người dân chủ động sống chung với lũ.

Xem toàn bộ Giải Địa 8: Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021