logo

Bài 1 trang 103 Địa Lí 8


Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Bài 1 trang 103 Địa Lí 8:

Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta.

Lời giải:

Đặc điểm chung của địa hình nước ta:

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta:

+ Đồi núi chiếm diện tích lớn, chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nước ta, chủ yếu là vùng núi thấp ( Địa hình dưới 1000m chiếm 85%, cao trên 2000m chiếm 1% diện tích lãnh thổ - cao nhất là đỉnh Phan-xi-păng )

+ Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, điển hình là đồng bằng duyên hải miền Trung

- Địa hình được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc nối tiếp nhau làm cho địa hình nước ta có tính chất trẻ lại

+ Vận động dãy Hi-ma-lay-a trong giai đoạn Tân kiến tạo làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc nối tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa

+ Sự nâng cao của Tân kiến tạo với biên độ lớn tạo nên các núi trẻ có độ cao lớn điển hình dãy Hoàng Liên Sơn

+ Sự cắt xẻ sâu của dòng nước tạo ra thung lũng hẹp sâu. Vách đựng đứng điển hình là thung lũng sông Đà

+ Địa hình nước ta có 2 hướng chính: Hướng Tây Bắc – Đông Nam ( Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc ) và hướng vòng cung ( 4 cánh cùng Đông Bắc Trường Sơn Nam )

- Địa hình mang tích chất khí hậu nhiệt đới ẩm và chịu tác động từ con người

+ Địa hình nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa làm cho đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. Mùa hè: quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh mẽ

+ Dưới tác động của dòng nước các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn

+ Con người đã tác động mạnh mẽ tới địa hình làm thay đổi tối đa địa hình từ tự nhiên thành địa hình nhân tạo.

Xem toàn bộ Giải Địa 8: Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021