logo

Bài 3 trang 200 sgk Địa lí 12


Bài 43. Các vùng kinh tế trọng điểm

Bài 3 (trang 200 sgk Địa lí 12)

Hãy so sánh thế mạnh và thực trạng phát triển của ba vùng kinh tế trọng điểm.

Lời giải:

 

Vùng KTTĐ phía Bắc

Vùng KTTĐ phía Trung

Vùng KTTĐ phía Nam

Thế mạnh

-  Gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

-                      - Diện tích: 15,3 nghìn km2

-                     - Dân số: 13,7 triệu người

-                      

- Vị trí địa lí thuận lợi.

- Có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học,..

- Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông.

- Nguồn lao dộng dồi dào, chất lượng cao

- Các ngành kinh tế phát triển sớm, cơ cấu tương đối đa dạng

 

 

-         Gồm 5 tỉnh: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

-          Diện tích: 28 nghìn km2.

-         Dân số: 6,3 triệu người.

-          Vị trí chuyển tiếp từ vùng phía Bắc sang phía Nam. cửa ngõ thông ra biển, sân bay: Đà Nẵng, Phú Bài, cảng biển: Đà Nẵng, Chân Mây,..

-          Có Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông, trung tâm liên lạc của miền Trung, cả nước.

-          Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng

 

 

-         Gồm 8 tỉnh, thành phố

-         Diện tích: 30,6 nghìn km2

-          Dân số: 15,2 triệu người

-         Vị trí bản lề giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long

-          Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có: dầu mỏ, khí đốt,..

-          Dân cư, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất và trình độ cao.

-         Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

-          Có TP.Hồ Chí Minh là trung tâm phát triển rất năng động.

-          Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng

 

Thực trạng phát triển

 Tốc độ tăng trưởng 11,2%, sau VKTTĐ phíaNam, cao hơn VKTTĐ miền Trung. Mức đóng góp cho GDP cả nước là 18,9%. Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về công nghiệp - xây dựng (42,2%); nông - lâm - ngư chiếm tỉ trọng còn cao (12,6%). Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm 27,0%.

Tốc độ tăng trưởng chậm hơn hai vùng phía Bắc và phía Nam (10,7%), nhưng không chênh lệch lắm so với hai vùng. Mức đóng góp cho GDP cả nước cốn nhộ (5,1%), thấp hơn rất nhiều so với hai vùng kia. Trong cơ cậu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về dịch vụ (38,4%), sau đó đến công nghiệp - xây dựng (36,6%); nông - lâm - ngư chiếm tỉ trọng còn lớn (25,0%). Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2,2%).

Đứng đầu trong ba vùng về tốc độ tăng trưởng (11,9%), nhưng không chênh lệch lắm so với hai vùng còn lại. Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%, cao hơn rất nhiều so với hai vùng còn lại. Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thụộc về công nghiệp - xây dựng (59,0%); nông - lâm - ngư chiếm tỉ trọng nhỏ (7,8%). Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ cao so với hai vùng còn lại (35,3%).

Xem toàn bộ Giải Địa 12: Bài 43. Các vùng kinh tế trọng điểm

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021