logo

Bài 2 trang 189 sgk Địa lí 12


Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

Bài 2 (trang 189 sgk Địa lí 12)

Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải:

- Thế mạnh

- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu của vùng. Tính chất, cơ cấu đất phức tạp:

+ Đất phù sa nước ngọt: 1,2 triệu ha (30%), màu mỡ. Phân bố dọc sông Tiền, Hậu.

+ Đất chua phèn: 1,6 triệu ha (41%), phân ra làm loại phèn nhiều và  phèn ít (1,05 triệu ha). Phân bố ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng Cà mau.

+ Đất mặn: 750.000 ha (19%). Phân bố ở ven biển và Vịnh Thái Lan.

+ Đất khác: 400.000 ha (10%), phân bố rải rác.

- Khí hậu: Cận xích đạo, phân hóa giữa hai mùa rất sâu sắc.

+ Tổng số giờ nắng, nhiệt độ trung bình năm cao: 2200 –2700 giờ, 25 –27°C.

+ Độ ẩm, lượng mưa lớn 1300 –2000 mm, biên độ nhiệt nhỏ.

- Sinh vật là nguồn tài nguyên có giá trị:

+ Rừng ngập mặn: ở Cà Mau, Bạc liêu

+ Rừng tràm: Kiên Giang, Đồng Tháp.

+ ĐV: Có nhiều loại chim, cá có giá trị.

- Tài nguyên biển với nhiều bãi tôm, cá hết sức phong phú, đa dạng về loài.

- Khoáng sản: Dầu khí thềm lục địa, đá vôi ở Hà Tiên.

- Hạn chế

- Mùa khô kéo dài →Xâm nhập mặn, chua phèn làm tăng độ mặn, chua của đất.

- Mùa lũ: Thường xuyên ngập nước trên diện rộng, kéo dài.

- Hạn chế về tài nguyên khoáng sản

Xem toàn bộ Giải Địa 12: Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021