logo

Giải Câu 3 trang 278 sgk Vật Lý 12 nâng cao


Mục lục nội dung

Bài 54: Phản ứng hạt nhân

Câu 3 trang 278 sgk Vật Lý 12 nâng cao

Điều kiện để một phản ứng tỏa năng lượng là gì? Tại sao sự phóng xạ là phản ứng tỏa năng lượng? nêu ví dụ về hai phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Lời giải:

Công thức tính năng lượng thu – tỏa của phản ứng hạt nhân:

ΔE = (m0 - m).c2 ( Giải bài tập Vật lý 12 nâng cao: Bài 54. Phản ứng hạt nhân - Toploigiai )

Trong đó:

   m0 = mX1 + mX2 là tổng khối lượng các hạt nhân trước phản ứng.

   m = mX3 + mX4 là tổng khối lượng các hạt nhân sau phản ứng.

* Nếu m0 > m ⇔ ΔE > 0 phản ứng toả năng lượng ΔE dưới dạng động năng của các hạt X3, X4 hoặc phôtôn γ. Trong phản ứng toả năng lượng các hạt sinh ra có độ hụt khối lớn hơn nên năng lượng liên kết riêng lớn hơn suy ra bền vững hơn.

* Nếu m0 < m ⇔ ΔE < 0 phản ứng thu năng lượng |ΔE| dưới dạng động năng của các hạt X1, X2 hoặc phôtôn γ. Trong phản ứng thu năng lượng các hạt sinh ra có độ hụt khối nhỏ hơn nên kém bền vững.

* Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố (kém bền vững) tự phóng ra các bức xạ rồi biến đổi thành hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố khác (bền vững hơn). Tức là các hạt sinh ra có độ hụt khối lớn hơn nên bền vững hơn.

→ phản ứng toả năng lượng ΔE dưới dạng động năng của các hạt nhân con hoặc phôtôn γ.

* Ví dụ về hai phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng:

Giải bài tập Vật lý 12 nâng cao: Bài 54. Phản ứng hạt nhân - Toploigiai

Lưu ý: Các hiện tượng: phóng xạ, phân hạnh, nhiệt hạch luôn là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Xem toàn bộ Giải bài tập Vật lý 12 nâng cao: Bài 54. Phản ứng hạt nhân

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021