logo

Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để

Giai cấp công nhân ra đời trước chiến tranh, phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại. Giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân là gia cấp công nhân.


Trắc nghiệm: 

Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân?

A. Giai cấp tiểu tư sản.

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp nông dân.

D. Giai cấp công nhân

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Giai cấp công nhân

Giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân là gia cấp công nhân.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án D

Giai cấp công nhân ra đời trước chiến tranh, phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại. Họ bị ba tầng áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến và tư sản người Việt nên có tinh thần cách mạng triệt để. Giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân là gia cấp công nhân. Giai cấp công nhân có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng của dân tộc.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Những chuyển biến mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

a. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự thế giới mới (Vecxai – Oasinhtơn) được thiết lập - Pháp bị thiệt hại nặng nề.

- Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, quốc tế cộng sản ra đời có tác động mạnh đến cách mạng Việt Nam

➜ Trong bối cảnh đó Pháp tiến hành cuộc khai thác lần hai ở Đông Dương

* Mục đích:

+ Bù đắp thiệt hại sau chiến tranh

+ Khôi phục lại địa vị trong thế giới tư bản.

* Chính sách khai thác kinh tế:

- Tăng cường dầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn

- Nông nghiệp: thu hút vốn nhiều nhất, chủ yếu vào đồn điền cao su.

- Công nghiệp: khai thác mở (mỏ than), muối, xay xát, dệt...

- Thương nghiệp: có bước phát triển mới, nhưng do Pháp nắm độc quyền

- Giao thông vận tải: được phát triển, đô thị mở rộng, dân cư đông hơn.

- Tăng thuế để tăng ngân sách

➜ Phục vụ lợi ích của thực dân Pháp, kìm hãm kinh tế VN phát triển.

Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để

b. Chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách thống trị của Pháp về chính trị, văn hóa, giáo dục cơ bản không khác trước. Chúng nắm hết mọi quyền hành, tiến hành khủng bố, đàn áp phong trào yêu nước, kìm hãm nhân dân ta trong sự dốt nát, lạc hậu. Tuy nhiên, thực dân Pháp cũng có một số cải cách nhằm xoa dịu phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

* Chính trị

- Pháp thực hiện chính sách chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay thực dân Pháp và bọn tay sai trung thành của chúng. Bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù vẫn tiếp tục được củng cố và hoạt động ráo riết. Một số tổ chức chính trị, an ninh, kinh tế được thành lập.

- Thực dân Pháp thi hành một vài cải cách chính trị - hành chính để đối phó với những biến động đang diễn ra ở Đông Dương, như mở rộng các công sở cho người Việt, tăng thêm số người Việt trong các phòng thương mại và canh nông ở các thành phố lớn, lập Viện dân biểu Trung Kì (2/1926), Viện dân biểu Bắc Kì (4-1926)… Ở làng xã, chúng thông qua bộ phận cầm đầu ở hương thôn để nắm sâu xuống các địa phương.

* Về văn hóa, giáo dục

- Hệ thống giáo dục được mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Mô hình giáo dục có tính hiện đại đang hình thành ở Đông Dương.

- Cơ sở xuất bản, in ấn, xuất hiện ngày càng nhiều với hàng chục tờ báo, tạp chí chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.

- Nhà cầm quyền Pháp sử dụng báo chí, văn hóa… để phục vụ công cuộc khai thác và thống trị của chúng.

- Các trào lưu tư tưởng, khoa học – kĩ thuật phương Tây có điều kiện tràn vào Việt Nam. Các yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.

c. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam

* Những chuyển biến mới về kinh tế:

Kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương phát triển mới, đầu tư các nhân tố kỹ thuật và nhân lực sản xuất, song rất hạn chế.

Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, phổ biến vẫn lạc hậu.

Đông Dương là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

* Sự chuyển biến mới về giai cấp xã hội ở Việt Nam

Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

Tư sản Việt Nam: ra đời sau thế chiến I, bị tư sản Pháp chèn ép, số lượng ít, thế lực kinh tế yếu bị phân hóa thành hai bộ phận:

Tư sản mại bản: quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập ,có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thống yêu nước, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

=> Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức.


2. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong từ năm 1919 đến 1925

a. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt ở nước ngoài

* Hoạt động của Phan Bội Châu

- Cuối năm 1917, Phan Bội Châu được thực dân Pháp trả tự do.

- Phan Bội Châu tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười.

- Giữ lúc chưa thể thay đổi được tình hình, phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam có nhiều chuyển biến mới, tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt, đưa về Huế an trí.

* Hoạt động cuả Phan Châu Trinh.

Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để

- Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp dự cuộc triển lãm thuộc địa

⇒ Phan Châu Trinh viết Thất điều thư, vạch ra 7 tội đáng chém của vua.

- Tổ chức diễn thuyết, lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam.

- Tiếp tục hô hào “khai dân chí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

- Tháng 6/1925, Phan Châu Trinh về nước, tiếp tục truyền bá, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền,...

c. Hoạt động của một số người Việt ở nước ngoài

- 1925, Việt kiều tại Pháp thành lập tổ chức “Hội những người lao động trí óc Đông Dương”.

- 1923, tổ chức Tâm tâm xã được thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc). Ngày 19/6/1924, Phạm Hồng Thái tổ chức ám sát toàn quyền Pháp tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc).

b. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, công nhân

b

- Năm 1919, tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt Nam.

- Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.

- Thành lập các tổ chức chính trị nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh:

+ Đảng Lập hiến (do Bùi Quang Chiêu đứng đầu)

+ Nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh đứng đầu), nhóm Trung Bắc tân văn (Nguyễn Văn Vĩnh đứng đầu).

- Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhằm tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để làm áp lực đối với Pháp.

Nhận xét: Các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản còn nặng về mục tiêu kinh tế; Thái độ đấu tranh không kiên định, dễ đi đến thỏa hiệp khi thực dân Pháp nhượng bộ quyền lợi.

* Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản:

- Thành lập các tổ chức chính trị để tập hợp lực lượng đấu tranh: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng Thanh niên,...

- Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ như: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã, Quan hải tùng thư;

- Xuất bản nhiều tờ báo tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê..

- Một số hoạt động đấu tranh khác:

+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925).

+ Lễ truy điệu, để tang cụ Phan Châu Trinh (1926),...

=> Nhận xét: diễn ra sôi nổi nhưng bồng bột nhất thời, dễ bị tan vỡ khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc được nhượng bộ.

* Phong trào công nhân.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên một bước cao hơn:

- Hình thức đấu tranh chuyển từ đập phá máy móc, đốt công xưởng,... sang bãi công.

- Xuất hiện một số tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản, như: Công hội (1920), Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông (1921),...

- Tháng 8/1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son giành thắng lợi. => Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân – công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.

>>> Xem thêm: Giai cấp tiểu tư sản là gì?


3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

- Ngày 05/06/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

- Sau bao năm bôn ba tại nước ngoài, đến cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919), là đảng tiến bộ ở Pháp lúc bấy giờ.

- Ngày 18/6/1919, Người gửi tới Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho nhân dân Việt Nam.

Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để

Bản Yêu sách 8 điểm của Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vecxai

- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, từ đó Người quyết định lựa chọn con đường cứu nước đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản.

- Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước khác, thành lập hội Liên hiệp các thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. Nguyễn Ái Quốc cũng tham gia sáng lập  ra báo Người cùng khổ làm cơ quan ngôn luận của hội, viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, đặc biệt viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Sách báo này đều được bí mật đưa về nước.

- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Đại hội Quốc tế Nông dân (10/1923) và dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924).

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), chuẩn bị lựa chọn những thanh niên yêu nước để thành lập tổ chức tiền thân của Đảng.

=>  Đây chính là công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc

+ Tìm thấy con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.

+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản sau này.

Như vậy Top lời giải cùng các bạn tìm hiểu về giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu bổ ích về giai cấp công nhân nhé!

icon-date
Xuất bản : 04/06/2022 - Cập nhật : 04/06/2022