logo

Bài 3 trang 18 SGK Vật Lý 9


Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm

Bài 3 (trang 18 SGK Vật Lý 9)

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.3, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = R3 = 30 Ω, UAB = 12 V.
 

Giải bài tập Vật lý 9: Bài 3 trang 18 SGK Vật Lý 9 – TopLoigiai

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.

b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Lời giải:

a) Đoạn mạch gồm 2 đoạn mạch con AM (chỉ gồm R1) ghép nối tiếp với MB ( gồm R2// với R1).

Điện trở tương đương của đoạn mạch là:


 

Giải bài tập Vật lý 9: Bài 3 trang 18 SGK Vật Lý 9 – TopLoigiai

b)

Cách 1:

Cường độ dòng điện qua điện trở R1 chính là cường độ dòng điện qua mạch chính:

I1 = I = UAB /R = 12/30 = 0,4A

Hiệu điện thế giữa 2 đầu dây điện trở R1 là: U1 = R1.I1 = 15.0,4 = 6 V.

Hiệu điện thế giữa 2 đầu dây điện trở R2 và R3 là:

U2 = U3 = UMB = UAB – UAM = 12 – 6 = 6V

Vì R2 = R3 nên cường độ dòng điện qua R2 và R3 là: I2 = I3 = U3/R3 = 6/30 = 0,2A

Cách 2: 

Vì R1 ghép nối tiếp với đoạn mạch RAM nên ta có:
 

Giải bài tập Vật lý 9: Bài 3 trang 18 SGK Vật Lý 9 – TopLoigiai

(vì MB chứa R2 //R3 nên UMB = U2 = U3).

Mà U1 + UMB = UAB → U1 = UMB = U2 = U3 = UAB /2 = 12/2 =6 V

→ Cường độ dòng điện qua các điện trở là:

I1 = U1/R1 = 6/15 = 0,4A; I2 = U2/R2 = 6/30 = 0,2A;

I3 = U3/R3 = 6/30 = 0,2A;

(hoặc I3 = I1 –I2 = 0,4 – 0,2 = 0,2 A)

 Tham khảo toàn bộ: Giải bài tập Vật Lý 9

 

 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 01/08/2021