logo

Bài 2 trang 203 SGK Vật Lý 11


Mục lục nội dung

Bài 31 Mắt

Bài 2 (trang 203 SGK Vật Lý 11)

Trình bày hoạt động và các đặc điểm sau của mắt:

a) Điều tiết.

b) Điểm cực viễn.

c) Điểm cực cận.

d) Giới hạn nhìn rõ.

Lời giải

a) Sự điều tiết của mắt: Sự thay đổi độ các mặt của thủy tinh thể (dẫn đến sự thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt) để giữ ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc được gọi là sự điều tiết của mắt.

b) Điểm cực viễn: là điểm xa nhất trên trục của mắt mà đặt vật tại đó thì ảnh của vật nằm trên võng mạc là điểm cực viễn (Cv). Đối với mắt không bị tật, điểm cực viễn ở vô cực. Khi quan sát vật đặt tại điểm cực viễn mắt không phải điều tiết, cơ vòng ở trạng thái nghỉ, nên mắt không mỏi.

c) Điểm cực cận: là điểm gần nhất trên trục của mắt mà nếu vật đặt tại đó thi ảnh của vật nằm trên võng mạc được gọi là điểm cực cận (Cc). Khi quan sát vật đặt tại điểm cực cận, thủy tinh thể căng phồng đến mức tối đa, tiêu cự của thấu kính giảm đôn mức nhỏ nhất. Khoảng cách từ điểm cực cận (Cc) đến mắt được gọi là khoảng thấy rõ ngắn nhất của mắt, kí hiệu bằng chữ Đ.

d) Giới hạn nhìn rõ: là khoảng cách từ điểm cực cận (Cc) đến điểm cực viễn (Cv) gọi là khoảng thây rõ của mắt hay giới hạn thấy rõ của mắt.

Xem toàn bộ Giải bài tập Vật lý 11: Bài 31. Mắt

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 04/08/2021