logo

Trả lời câu hỏi C trang 77 sgk Vật lý 10 nâng cao


Mục lục nội dung

Bài 17: Lực hấp dẫn

Câu C1 (trang 77 sgk Vật Lý 10 nâng cao)

Vì sao ta không nhận thấy lực hấp dẫn giữa các vật thể thông thường?

Lời giải:

Gọi lực hấp dẫn giữa 2 vật thể có khối lượng m1 và m2 được tính bằng công thức:


Trả lời câu hỏi C trang 77 sgk Vật Lý 10 nâng cao

Vì G = 6,67.10-11 N.m2/kg2 rất nhỏ và khối lượng các vật quanh ta m1, m2 cũng nhỏ nên Fhd ≈ 0.

Fhd này hầu như không gây tác động gì đối với các vật thể thông thường quanh ta.

 Câu C2 (trang 77 sgk Vật Lý 10 nâng cao)

Giải thích vì sao giá trị của gia tốc tự do phụ thuộc vào độ cao, vào vĩ độ và vào cấu trúc địa chất nơi đó?

Lời giải:

Từ công thức


Trả lời câu hỏi C trang 77 sgk Vật Lý 10 nâng cao

Ta thấy gia tốc rơi tự do g phụ thuộc vào độ cao h của vật so với mặt đất.

Ngoài lực hấp dẫn của trái đất, còn có lực thành phần khác tạo thành trọng lực của vật.

Câu C3 (trang 77 sgk Vật Lý 10 nâng cao)

Vì sao chỉ chú ý đến trường hấp dẫn xung quanh những vật thể có khối lượng rất lớn (mặt trời, trái đất,…)?

Lời giải:

Lực hấp dẫn giữa các vật thông thường quanh ta là rất nhỏ, không đáng kể. Lực hấp dẫn giữa các vật với trái đất, hay giữa các hành tinh với nhau…là đáng kể vì khối lượng của chúng rất lớn. Trường lực hấp dẫn xung quanh Trái đất gây ra chuyển động rơi cho mọi vật trên trái đất.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021