Hướng dẫn Giải bài tập SGK Tin học 10 [Cánh diều] đầy đủ, chi tiết nhất, bám sát nội dung kiến thức SGK Tin học 10 Cánh diều, giúp các em học tốt hơn.
Mục lục Giải bài tập SGK Tin học 10 Cánh diều
Chủ đề A
Soạn Tin 10 Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin - Cánh diều
Soạn Tin 10 Bài 2: Sự ưu việt của máy tính và thành tựu của tin học - Cánh diều
Soạn Tin 10 Bài 3: Thực hành sử dụng thiết bị số - Cánh diều
Soạn Tin 10 Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội - Cánh diều
Chủ đề B
Soạn Tin 10 Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống - Cánh diều
Soạn Tin 10 Bài 2: Điện toán đám mây và internet vạn vật - Cánh diều
Soạn Tin 10 Bài 3: Thực hành một số ứng dụng của mạng máy tính - Cánh diều
---------------------------------
Em hãy cho biết, thông tin và dữ liệu từ đâu mà có.
Trả lời:
- Mỗi ngày có thêm nhiều sự việc diễn ra, liên quan đến nhiều người và vật khác nhau, phát sinh nhiều thông tin.
- Có nhiều thiết bị được tạo ra nhằm thu nhận các tín hiệu từ thế giới xung quanh để từ đó con người biết thêm thông tin. Từ đầu ra các thiết bị như vậy ta có dữ liệu.
Xét bài toán: Từ bảng điểm tổng kết các môn học của học sinh cả lớp, cần tìm ra những học sinh có 3 môn học đạt điểm trung bình môn cao nhất lớp để làm danh sách đề nghị nhà trường tuyên dương, khen thưởng. Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1) Đây có phải là bài toán xử lí thông tin không?
2) Đầu vào của bài toán này là thông tin gì và được thể hiện bằng dữ liệu nào?
3) Đầu ra của bài toán là thông tin gì và được thể hiện bằng dữ liệu nào?
Bài giải:
1) Đây là bài toán xử lí thông tin.
2) Đầu vào của bài toán là thông tin: điểm tổng kết các môn học của học sinh cả lớp.
Dữ liệu là bảng điểm tổng kết các môn học
3) Đầu ra của bài toán là thông tin: danh sách đề nghị tuyên dương, khen thưởng.
Dữ liệu là: những học sinh có 3 môn học đạt điểm trung bình môn cao nhất lớp.
Bài 1. Em hãy nêu một ví dụ minh họa việc người gửi (không dùng máy tính) chuyển thông tin thành dữ liệu ở các dạng khác nhau để gửi cho người nhận.
Bài giải:
- Ví dụ viết thư: chuyển thông tin thành dữ liệu chữ viết trên trang giấy.
Bài 2. Em hãy cho biết đầu vào và đầu ra của một bài toán xử lí thông tin là gì.
Bài giải:
- Đầu vào: thông tin (dữ liệu đầu vào)
- Đầu ra: Thông tin hữu ích.
Từ hoạt động trong bài học, đầu vào là bảng điểm tổng kết các môn học của học sinh cả lớp. em hãy kể thêm những thông tin có thể rút ra.
Bài giải:
Thông tin có thể rút ra:
- Học sinh có điểm 3 môn thấp nhất.
- Học sinh có điểm trung bình cao nhất.
- Học sinh có điểm trung bình thấp nhất.
Câu 1. Con người làm gì khi muốn lưu trữ hay trao đổi thông tin?
Bài giải:
- Khi muốn lưu trữ hay trao đổi thông tin: chuyển thông tin thành các dữ liệu dưới nhiều dạng và hình thức khác nhau, rồi lưu trữ và trao đổi qua các hình thức khác nhau (chữ viết, dữ liệu số,…)
Câu 2. Em hãy cho biết các bước xử lí thông tin của máy tính hay một hệ thống xử lí thông tin nói chung.
Bài giải:
- Nhận dữ liệu vào, chuyển thành dữ liệu số,
- Xử lí dữ liệu .
- Đưa kết quả xử lí ra cho con người.
Theo em thành tựu nổi bật nhất của ngành tin học là gì?
Trả lời:
Thành tựu nổi bật nhất của ngành tin học là máy tính điện tử.
1. Khi mua máy tính cá nhân, thông số nào được cho là quan trọng nhất?
Lời giải
Khi mua máy tính cá nhân, thông số nào được cho là quan trọng nhất là RAM và CPU, quyết định dung lượng bộ nhớ và cấu hình máy tính.
2. Em có biết Việt Nam chính thức cung cấp dịch vụ Internet cho người dân vào thời gian nào? So với thế giới là sớm hay muộn?
Lời giải
Việt Nam chính thức cung cấp dịch vụ Interner cho người dân vào 19/11/1997. So với thế giới là sớm.
Bài 1. Em hãy nêu tên một thiết bị số lưu trữ dữ liệu có dung lượng từ 1TB trở lên.
Lời giải
Thiết bị số lưu trữ dữ liệu có dung lượng từ 1TB trở lên là ổ cứng HDD.
Bài 2. Em hãy cho biết máy tính có thể làm việc nhiều ngày không nghỉ hay không.
Lời giải
Máy tính có thể làm việc nhiều ngày không nghỉ.
Bài 3. Em hãy nêu tên viết tắt của 4 đơn vị lưu trữ dữ liệu, theo thứ tự tăng dần.
Đơn vị dữ liệu | Viết tắt |
Byte | B |
Kilobyte | KB |
Megabyte | MB |
Gigabyt0065 | GB |
Bài 1. Xem thông tin về cấu hình máy tính em đang sử dụng và cho biết:
1) Tốc độ của bộ xử lí.
2) Dung lượng ổ đĩa cứng.
Lời giải
1) Xem Tốc độ của bộ xử lí
Trên màn hình máy tính ấn chuột phải vào This PC => Properties, tại đây máy sẽ hiển thị lên tốc độ CPU
2) Dung lượng ổ đĩa cứng
Khi nhấn vào My Computer ở mục Devices and drives sẽ hiển thì tất cả ổ đĩa đang chạy trên máy tính
Bài 2. Theo em, những thành tựu nào của ngành tin học là nổi bật nhất? Tại sao?
Lời giải
Những thành tựu nào của của ngành tin học là nổi bật nhất:
- Máy tính điện tử có thể tính toán nhanh, có thể lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ, có khả năng làm việc tự động và chính xác.
- Internet giúp kết nối trao đổi thông tin con người khi ở khoảng cách xa
- Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ công việc và phục vụ đời sống cho con người.
Câu 1. Đơn vị đo tốc độ tính toán của máy tính là gì?
Lời giải
Đơn vị đo tốc độ tính toán của máy tính là flops (viết tắt của Floating- point Operations PerSecond)
Hertz (Hz) Là đơn vị dùng để đo tốc độ xử lý của CPU trong máy tính. Giá trị này càng lớn thì máy tính có tốc độ xử lý càng cao. Tốc độ xử lý của CPU thường được tính bằng Megahertz (MHz), Gigahertz (GHz).
Câu 2. Với Internet, tin học đã có được những thành tựu nổi bật nào?
Lời giải
Với Internet, tin học đã có được những thành tựu: WWW (World Wide Web), máy tìm kiếm và mạng xã hội
Bài 1: Máy tính cá nhân hoặc máy tính nhà em đang sử dụng có thể có quá nhiều biểu tượng trên màn hình nền và thành nhiệm vụ. Em hãy tổ chức sắp xếp lại các biểu tượng đó sao cho gọn gàng, tiện dùng hơn.
Hướng dẫn:
- Ghim những ứng dụng cần thiết thường xuyên sử dụng ra màn hình bằng cách tạo lối tắt nháy nút Start; tìm biểu tượng ứng dụng; kéo thả ra màn hình nền.
- Xóa ứng dụng ít sử dụng bằng cách xóa lối tắt chọn và nhấn phím delete.
- Rồi sắp xếp lại các biểu tượng trên màn hình sao cho dễ nhìn và dễ sử dụng.
Bài 2: Em hãy thêm vào danh bạ điện thoại thông tin liên hệ của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy môn Tin học để tiện liên lạc khi cần.
Hướng dẫn:
- Bước 1: Chạm để mở danh bạ.
- Bước 2: Chạm biểu tượng tạo mới.
- Bước 3: Điền thông tin: Tên và số điện thoại giáo viên chủ nhiệm. Tên và số điện thoại giáo viên dạy môn Tin học.
- Bước 4: Ấn Lưu.