logo

Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có

Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. Đây là một trong những khái niệm cơ bản của kinh tế chính trị, đặc biệt là kinh tế chính trị Mác - Lênin. Khi một sản phẩm được làm ra, nó có giá trị sử dụng. Nhưng nếu không được đem trao đổi, thì nó chỉ đơn thuần là một sản phẩm và chỉ có giá trị sử dụng.


Câu hỏi: Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có

A. Giá trị khác nhau.

B. Giá cả khác nhau.

C. Giá trị sử dụng khác nhau.

D. Số lượng khác nhau.

Trả lời

Đáp án đúng: C. Giá trị sử dụng khác nhau.

Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.

>>> Xem thêm: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án C

Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau trên một cơ sở chung, cái chung đó là lao động (thời gian lao động và công sức lao động) được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá. Khi một sản phẩm được làm ra, nó có giá trị sử dụng. Nhưng nếu không được đem trao đổi, thì nó chỉ đơn thuần là một sản phẩm và chỉ có giá trị sử dụng. Chỉ khi được đem trao đổi, thì nó mới trở thành hàng hóa và có giá trị trao đổi. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có giá trị có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thông trên thị trường, có sẵn trên thị trường. Về hàng hóa hữu hình, xem Vật phẩm. Ví dụ: một con cừu = hai cái rìu

Có một giả thiết quan trọng cần chú ý là sự trao đổi ở đây là thứ trao đổi trực tiếp giữa sản phẩm này với sản phẩm kia. Quan hệ tiền tệ không được đưa vào xem xét. Nếu nới lỏng giả thiết này, tức là xem xét cả quan hệ tiền tệ, hoặc nói cách khác là đặt việc trao đổi trong bối cảnh nền kinh tế tiền tệ, thì giá trị trao đổi được thể hiện thành giá cả.

Như vậy, đáp án C là đáp án đúng.

Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có

>>> Xem thêm: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về hàng hóa

Câu 1: Hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì

A. Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng.

B. Chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau.

C. Chúng có giá trị bằng nhau.

D. Chúng đều là sản phẩm của lao động

Đáp án: C. Chúng có giá trị bằng nhau.

Câu 2: Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?

A. Thước đo giá trị.

B. Phương tiện lưu thông.

C. Phương tiện cất trữ.

D. Phương tiện thanh toán.

Đáp án: C. Phương tiện cất trữ.

Câu 3: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Thước đo giá trị.

B. Phương tiện lưu thông.

C. Phương tiện cất trữ.

D. Phương tiện thanh toán.

Đáp án: D. Phương tiện thanh toán.

Câu 4: Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là

A. Quan hệ giữa người bán và người mua.

B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

C. Giá trị của hàng hóa.

D. Tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận.

Đáp án: B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

Câu 5: Một sản phẩm trở thành hàng hóa cần có mấy điều kiện?

A. Hai điều kiện.

B. Bốn điều kiện.

C. Ba điều kiện.

D. Một điều kiện.

Đáp án: C. Ba điều kiện.

---------------------------------

Hi vọng rằng với những kiến thức trên đây của Top lời giải về Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau và thông qua một số bài tập trắc nghiệm về hàng hóa các bạn sẽ có nhiều kiến thức bổ ích giúp học tốt GDCD. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, chúc bạn đạt kết quả cao! 

icon-date
Xuất bản : 29/06/2022 - Cập nhật : 10/07/2022