Câu hỏi: Gặp tuần lộc đêm Giáng sinh, gấu bông giúp tuần lộc làm việc gì? (Bài chú gấu Mi-sa)
Lời giải
Gặp tuần lộc đêm Giáng sinh, gấu bông giúp tuần lộc phát quà Giáng sinh.
>>> Xem trọn bộ: Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Niềm vui của em
Tìm hiểu về Tuần lộc, giáng sinh và tại sao tuần lộc thường xuất hiện vào dịp Giáng sinh
- Tuần lộc là gì?
Tuần lộc (Rangifer tarandus) là loài hươu lớn sống ở Bắc Cực, Bắc Mỹ, một số khu vực ở phía bắc châu Âu và châu Á. Cả giống đực và giống cái của loài này đều có sừng. Kích thước của trọng lượng của tuần lộc phụ thuộc vào giới tính và tuổi tác. Những con đực trưởng thành đạt chiều cao khoảng 1 m và nặng trung bình 170 kg. Cá thể cái có chiều cao tương tự song trọng lượng chỉ vào khoảng 90 kg.
Gạc của con đực có thể dài tới 130cm và nặng tới 15kg, khiến chúng to hơn và nặng hơn đáng kể so với gạc của con cái. Con đực trưởng thành rụng gạc vào tháng 11, trong khi con cái trưởng thành rụng gạc cho đến tháng 4 hoặc tháng 5. Thực tế này cho thấy rằng, tất cả những con kéo xe trượt tuyết của ông già Noel, bao gồm cả Rudolph nổi tiếng, rất có thể là con cái.
- Giáng sinh là gì?
Lễ Giáng Sinh còn được gọi là ngày lễ Thiên Chúa giáng sinh, là ngày lễ hội của tôn giáo để kỉ niệm ngày chúa Giêsu ra đời. Hiện nay ngày lễ Giáng sinh vẫn đang được chào đón tại nhiều quốc gia trên Thế giới. Thể hiện niềm tin của phần lớn giáo hữu của Kitô giáo về sự tồn tại của Chúa Giêsu tại xứ Jodea nước Do Thái.
Một số nước ăn mừng ngày này vào 25.12, một số nước lại vào tối ngày 24.12. Theo lịch Do Thái thì thời điểm bắt đầu ngày mới là hoàng hôn chứ không phải lúc nửa đêm. Bởi vậy, dù lễ Giáng Sinh được cử hành chính thức vào ngày 25.12 nhưng người ta thường chúc mừng từ tối 24.12.
Lễ chính thức ngày 25.12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24.12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Vào đêm "lễ vọng", tất cả các địa điểm như thánh đường hay mỗi hộ gia đình đều trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse...
- Vì sao Tuần lộc thường xuất hiện trong dịp Giáng sinh
Vì thường sống trong các vùng băng giá nên tuần lộc có lớp mỡ và lớp lông dày. Chúng là loài động vật hoàn toàn có thật nhưng thường được gắn liền với hình ảnh ông già Noel cưỡi xe tuần lộc bay khiến nhiều người hiểu nhầm đây là con vật của sự tưởng tượng.
Vào cuối mùa giao phối (đầu tháng 12), tuần lộc đực sẽ bị rụng sừng. Trong khi đó, sừng tuần lộc cái vẫn tồn tại trong suốt mùa đông. Ngoài ra, trong mùa giao phối, tuần lộc đực tiêu hao năng lượng - chỉ còn 5% lượng mỡ dự trữ trong cơ thể, trong khi con số này ở tuần lộc cái là 50%. Lớp mỡ nhiều, giữ ấm cơ thể tốt, do đó tuần tộc cái chịu rét (có thể tới - 43 độ C) tốt hơn tuần lộc đực trong mùa Giáng sinh.