logo

Enzim tháo xoắn di chuyển theo chiều

Enzim tháo xoắn có chức năng dãn xoắn và tách hai mạch kép của ADN để lộ hai mạch đơn. Enzim tháo xoắn di chuyển theo chiều từ 5’ đến 3’ trên cả hai mạch


Trắc nghiệm: Enzim tháo xoắn di chuyển theo chiều: 

A. từ 3' đến 5' hay từ 5' đến 3' tùy theo từng mạch

B. theo chiều từ 3' đến 5' cùng chiều với mạch khuôn

C. theo chiều từ 5' đến 3' trên cả hai mạch

D. tùy theo từng phân tử ADN mà chiều di chuyển khác nhau

Trả lời:

Đáp án đúng: C. theo chiều từ 5’ đến 3’ trên cả hai mạch

Enzim tháo xoắn di chuyển theo chiều từ 5’ đến 3’ trên cả hai mạch


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Quá trình nhân đôi của ADN (tự sao chép, tái bản)

a. Nguyên tắc

ADN có khả năng nhân đôi để tạo thành 2 ADN con giống hệt nhau và giống ADN mẹ. Sự tự nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST làm tiền đề cho quá trình phân chia nhân và phân chia tế bào.

Quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhân thực và ADN virut đều theo NTBS và bán bảo toàn

Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nữa) có nghĩa là mỗi ADN con được tạo ra có 1 mạch có nguồn gốc từ mẹ, mạch còn lại được tổng hợp từ môi trường nội bào

b. Nơi diễn ra quá trình nhân đôi ADN

- Ở tế bào nhân sơ: xảy ra ở tế bào chất.

- Ở tế bào nhân thực: xảy ra tại nhân tế bào, ti thể và lục lạp.

- Thời điểm: Tại pha S (Kì trung gian giữa 2 lần phân bào) của chu kì tế bào.

c. Thành phần tham gia

- ADN mạch khuôn

- Nguyên liệu môi trường: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.

- Enzyme

[ĐÚNG NHẤT] Enzim tháo xoắn di chuyển theo chiều

- Năng lượng ATP

d. Diễn biến

[ĐÚNG NHẤT] Enzim tháo xoắn di chuyển theo chiều (ảnh 2)

Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)

Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.

– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.

Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành

– Giống nhau, giống ADN mẹ.

– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)

⇒ Kết luận

Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.

Xem thêm:

>>> Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên ADN theo chiều?


2. Bài tập

Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn, mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do

A. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN

B. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’

C. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’

D. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN

Đáp án đúng: C

Câu 2: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

A. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’

B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh

C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn

D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y

Đáp án đúng: A

Câu 3: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về (1) Chiều tổng hợp. (2) Các enzim tham gia. (3) Thành phần tham gia. (4) Số lượng các đơn vị nhân đôi. (5) Nguyên tắc nhân đôi.

Phương án đúng là :

A. (1) và (2)

B. (2), (3) và (4)

C. (2) và (4)

D. (2), (3) và (5)

Đáp án đúng: C

Câu 4: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế

A. giảm phân và thụ tinh

B. nhân đôi ADN

C. phiên mã

D. dịch mã

Đáp án đúng: B

Câu 5: Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN?

A. Sử dụng đồng thười cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới.

B. Lắp ráp nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều 5’ → 3’

C. Sử dụng một mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’

D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới

Đáp án đúng: B

Câu 6: ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào?

A. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung

B. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc nửa gián đoạn

C. Theo nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc nửa gián đoạn

D. Theo nguyên tắc nửa gián đoạn và nguyên tắc bổ sung

Đáp án đúng: A

Câu 7: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza: 

A. tham gia vào quá trình tháo xoắn và phá vỡ các liên kết hidro

B. di chuyển cùng chiều trên hai mạch của phân tử ADN mẹ

C. di chuyển ngược chiều nhau trên hai mạch của phân tử ADN mẹ

D. nối các đoạn okazaki lại với nhau thành chuỗi polinucleotit

Đáp án đúng: C

Câu 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò:

A. tách hai mạch đơn của phân tử ADN

B. nối các đoạn okazaki với nhau

C. tháo xoắn phân tử ADN

D. tổng hợp và kéo dài mạch mới

Đáp án đúng: B

Câu 9: Khi nói về quá trình nhân đôi ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim  nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ

B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại

D. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử AND

Đáp án đúng: A

Câu 10: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân chuẩn có sự khác biệt so với ADN ở sinh vật nhân sơ?

1. Chiều tái bản

2. Hệ enzim tái bản

3. Nguyên liệu tái bản

4. Số lượng các đơn vị tái bản

5. Nguyên tắc tái bản

Số phương án đúng là: 

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng: B

icon-date
Xuất bản : 20/05/2022 - Cập nhật : 20/05/2022