logo

Em không đồng tình với những hành vi dưới đây? A. N im lặng chấp nhận bị B sai khiến, bắt nạt vì sợ B không chơi với mình nữa

icon_facebook

Bạo lực học đường bằng lời nói là hành vi dùng lời nói dùng từ ngữ tàn nhẫn, có tính chất xúc phạm, miệt thị, bao gồm: trêu chọc, sỉ nhục, đặt biệt danh, đe dọa. Ví dụ: N im lặng chấp nhận bị B sai khiến, bắt nạt vì sợ B không chơi với mình nữa, N chính là nạn nhân của bạo lực học đường.


Trắc nghiệm: Em không đồng tình với những hành vi dưới đây? A. N im lặng chấp nhận bị B sai khiến, bắt nạt vì sợ B không chơi với mình nữa

A. N im lặng chấp nhận bị B sai khiến, bắt nạt vì sợ B không chơi với mình nữa.

B. Dù muộn học nhưng T vẫn cố gắng tìm người giúp đỡ khi thấy một bạn học sinh cùng trường bị các bạn chặn đường đánh.

C. G làm đơn tố cáo bạn M trong trường vì đã bắt nạt mình.

D. H gửi video tới cô giáo chủ nhiệm để tố cáo hành vi bạo lực học đường của K với một người bạn trong lớp.

Đáp án đúng: A. N im lặng chấp nhận bị B sai khiến, bắt nạt vì sợ B không chơi với mình nữa.


Lý giải tại sao chọn đáp án A đúng

Không đồng tình với hành vi: N im lặng chấp nhận bị B sai khiến, bắt nạt vì sợ B không chơi với mình nữa. Đây là hành vi bị bắt nạt, sai khiến hay nói một nghĩa rộng hơn là bạo lực học đường. Cụ thể đây là hành vi bạo lực về tinh thần bằng lời nói: Xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục, bắt người khác làm theo ý mình.


- Khái niệm bạo lực học đường

Bạo lực là việc sử dụng sức mạnh thể chất để thực hiện hành vi như: Đánh đập thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm,… tác động đến thân thể của một người khiến họ bị tổn thương về mặt thể chất và tinh thần.

Học đường là môi trường, không gian sinh hoạt, học tập của các đối tượng là học sinh, sinh viên. Tại đây học sinh, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo, giảng dạy những kiến thức văn hóa xã hội và rèn luyện thể lực,… để trở thành một người có ích cho xã hội.

Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh và sinh viên.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC cho biết, bạo lực học đường được xếp vào danh mục sức khỏe cộng đồng. Các em học sinh chịu những hành động bắt nạt bởi một hoặc nhiều học sinh khác trong trường học được xem là nạn nhân của bạo lực học đường. 

Em không đồng tình với những hành vi dưới đây? A. N im lặng chấp nhận bị B sai khiến, bắt nạt vì sợ B không chơi với mình nữa

- Bạo lực học đường về tinh thần bằng lời nói

Bạo lực học đường bằng lời nói là hành vi dùng lời nói dùng từ ngữ tàn nhẫn, có tính chất xúc phạm, miệt thị, bao gồm: trêu chọc, sỉ nhục, đặt biệt danh, đe dọa, bình phẩm thiếu tôn trọng về người khác (vẻ ngoài, tôn giáo, dân tộc, người khuyết tật, giới tính , gia đình đơn thân, nghề nghiệp cha mẹ, hoàn cảnh gia đình..). Không chỉ đơn giản như vậy, bạo lực về tinh thần như vậy sẽ khiến người bị bạo lực dễ bị sai khiến, cam chịu, không dám phản kháng. Việc bạo lực bằng lời nói có thể bắt đầu mà không gây tổn thương, nhưng về lâu dài sức ảnh hưởng của bạo lực lời nói cũng tiêu cực không kém các loại bạo lực khác.

Cách nhận biết nếu trẻ đang bị bạo lực tinh thần bằng lời nói: Trẻ có thể bắt đầu bỏ bữa, đổi khẩu vị, trở nên buồn bã hoặc cáu bẳn. Trẻ bắt đầu chia sẻ với cha mẹ về những điều đáng buồn mà bạn bè hoặc ai đó nói về trẻ, và trẻ có thể hỏi bạn xem những điều ấy có thật hay không.

>>> Tham khảo: Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads