logo

Em hiểu thế nào về khái niệm phát kiến địa lí

Câu hỏi: Em hiểu thế nào về khái niệm phát kiến địa lí

Trả lời:

      Phát kiến địa lý là thuật ngữ thường dùng có tính quy ước để chỉ những phát hiện mới về địa lí của các nhà thám hiểm Châu Âu ở thế kỉ 15 - 16. Ở giai đoạn này, nhu cầu tiêu thụ đặc sản phương Đông như hương liệu, tơ lụa, vàng bạc, đá quý, vv. ngày càng tăng đã khiến những kẻ phiêu lưu, khát khao quyền lực và của cải ở Tây Âu muốn tìm những con đường mới sang phương Đông mà không phải đi qua vịnh Ba Tư đã bị người Thổ Nhĩ Kì ngăn chặn. Bên cạnh đó, những tiến bộ về khoa học kĩ thuật như kĩ thuật đóng tàu gỗ có buồm và bánh lái Caraven, phát minh la bàn, những hiểu biết về hàng hải và về Trái Đất, đầu óc thực tiễn và duy lí… là những điều kiện thuận lợi giúp các nhà thám hiểm đi được xa.

      Người đầu tiên đi thám hiểm các đường hàng hải vòng quanh Châu Phi là Henri (Henri), hoàng tử Bồ Đào Nha. Năm 1445, ông tới Mũi Xanh (Cap Vert) và năm 1472, tới vịnh Ghinê (Guinée). Sau đó Điat (B. Diaz) đã vượt qua được mũi Bão Táp vào năm 1486. Và cuối cùng Gama (V. de Gama) là người đầu tiên đến được bờ tây Ấn Độ vào năm 1498. Côlômbô C. (C. Colombo) và Vexpuchi (A. Vespucci) là những người đã có công tìm ra lục địa Châu Mĩ. Magienlăng (F. de Magenllan) và đoàn thuỷ thủ của ông đã thực hiện được một chuyến thám hiểm vĩ đại đi vòng quanh thế giới trong những năm 1519 - 22. Tìm thấy những con đường hàng hải và những vùng đất mới đã góp phần thúc đẩy sự giao lưu toàn cầu, quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản ở Châu Âu và hình thành hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

[CHUẨN NHẤT] Em hiểu thế nào về khái niệm phát kiến địa lí

Cùng Top lời giải tìm hiểu những kiến thức về phát kiến địa lý nhé!


1. Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lý

- Từ giữa thế kỉ XV, sản xuất phát triển nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường tăng cao.

- Nhu cầu tìm kiếm con đường hàng hải mới từ phương Tây sang Ấn Độ và các nước phương Đông.


2. Điều kiện phát kiến địa lí

- Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải và kĩ thuật đóng tàu.

- Kim chỉ nam (la bàn) do người Trung Quốc phát minh được sản xuất rộng rãi.

- Kiến thức địa lý về trái đất được mở rộng nhất là biết được trái đất hình tròn.


3. Ý nghĩa

- Thúc đẩy nền thương nghiệp của châu Âu phát triển

- Đem lại sự giàu có cho tư sản ở châu Âu

- Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới

* Các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI:

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi qua điểm cực Nam của châu Phi

- Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Ấn Độ

- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ

- Năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất


4. Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha

 - Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đã đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Về Tây Ban Nha, ông được phong làm phó vương Ấn Độ và nhận danh hiệu quý tộc. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ. Cuộc hành trình của Cô-lôm-bô là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa lí.

- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu Ma-gien-lăng đi vòng qua điểm cực nam châu Mỹ (chỗ này sau đó được gọi là eo Ma-gien-lăng) tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-lip-pin ông bị thổ dân giết chết. Đoàn của ông tiếp tục đi, họ đã dạt vào Ma-lắc-ca rồi cuối cùng đến Ma-đrít.


5. Ảnh hưởng của những cuộc phát kiến địa lí đến nước ta

- Sau phát kiến địa lí, các thế kỉ XVI - XVII thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…) đến buôn bán với nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hứng khởi của các đô thị.

- Các giáo sĩ đạo thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta góp phần tạo ra chữ quốc ngữ.

Tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ quả là nước ta bị tư bản phương Tây, nhất là Pháp, dòm ngó và xâm lược.

icon-date
Xuất bản : 09/11/2021 - Cập nhật : 09/11/2021