Câu trả lời chính xác nhất:
Bắt nạt qua mạng là hành vi cố ý sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để gây tổn thương hoặc khó chịu cho người khác. Bị bắt nạt qua mạng xảy ra khi nạn nhân bị nhiều người chế giễu, bêu xấu, miệt thị, đe doạ, gây tổn thương một cách có chủ đích. Người xấu thông qua tin nhắn, thư điện tử, mạng xã hội, … để thực hiện hành vi bắt nạt. Nạn nhân bị tổn thương về tinh thần, xấu hổ, lo âu, tuyệt vọng, …
- Ví dụ: Bị tung tin đồn thất thiệt về bản thân, Nhắn tin đe doạ, Phát tán clip cá nhân, Chia sẻ những bí mật, hình ảnh cá nhân,…
Cùng Toploigiai tìm hiểu về bắt nạt qua mạng và cách phòng tránh nhé!
Bắt nạt qua mạng là hành vi cố ý sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để gây tổn thương hoặc khó chịu cho người khác. Bị bắt nạt qua mạng xảy ra khi nạn nhân bị nhiều người chế giễu, bêu xấu, miệt thị, đe doạ, gây tổn thương một cách có chủ đích. Người xấu thông qua tin nhắn, thư điện tử, mạng xã hội, … để thực hiện hành vi bắt nạt. Nạn nhân bị tổn thương về tinh thần, xấu hổ, lo âu, tuyệt vọng, …
Bắt nạt qua mạng có hình thức khá đa dạng có thể là những tin nhắn mang nội dung chỉ trích, xúc phạm, đe dọa,.. hoặc đôi khi là những hình ảnh, đoạn clip riêng tư.
Thậm chí, một số đối tượng còn thực hiện những đoạn tin nhắn, hình ảnh và đoạn clip mạo danh để bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của người khác. So với bắt bạt trực tiếp, Bắt bạt qua mạng có ảnh hưởng nặng nề hơn do các phương tiện này có thể lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.
Các hành vi bắt nạt lặp đi lặp lại sẽ gây ra tổn thương tinh thần sâu sắc cho các nạn nhân. Thậm chí những trường hợp bị thóa mạ danh dự nghiêm trọng có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý như stress, rối loạn lo âu, trầm cảm,…
Theo UNESCO, bắt nạt qua Internet thường được thể hiện qua những hành vi sau đây:
- Gửi thông điệp hoặc tin nhắn có nội dung xấu tới email hoặc điện thoại di động của nạn nhân.
- Phát tán những tin đồn nhảm, có tính chất xúc phạm hoặc đe dọa qua mạng.
- Lấy trộm thông tin cá nhân, ảnh/video riêng tư hoặc không đẹp của nạn nhân rồi tung ra thông điệp gây hại.
- Giả danh nạn nhân trên mạng nhằm mục đích làm hại hay xúc phạm.
- Nhắn tin gợi dục (mà chưa có sự đồng thuận) hoặc phát tán, lưu hành những hình ảnh hoặc tin nhắn khêu gợi tình dục của nạn nhân.
Bằng chứng cho thấy bắt nạt trên mạng đang gia tăng ở nhiều khu vực khác nhau trong thời kỳ đại dịch. Ở châu Âu, 44% trẻ là nạn nhân của bạo lực trực tuyến trước Covid-19 cho biết tần suất các em phải đối vấn đề này trở nên cao hơn trong thời gian giãn cách xã hội. Tại Canada, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, đường dây nóng của Trung tâm Bảo vệ trẻ em nước này ghi nhận số lượng những cuộc gọi báo cáo về nạn bắt nạt qua Internet tăng lên 81%.
Các dấu hiệu nhận biết người bị bắt nạt qua mạng:
+ Có tinh thần bất ổn, thường rơi vào trạng thái lo lắng, bồn chồn, bất an
+ Đôi khi khó kiểm soát cảm xúc và dễ nổi nóng với những người xung quanh
+ Một số nạn nhân tự khép mình, sống cô lập và tách biệt với mọi người
+ Không hứng thú với các hoạt động vui chơi, giải trí và ít giao tiếp với những người xung quanh
+ Lơ đễnh khi học tập, thường xuyên chậm trễ và mắc sai sót trong công việc do suy nghĩ quá nhiều và mải bận tâm về việc các đối tượng xấu sẽ lan truyền hình ảnh, đoạn clip nhạy cảm của bản thân.
Bắt nạt qua mạng thường để lại nhiều hậu quả nặng nề đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. Nó có thể dẫn tới rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau bản thân (self-harm) và thậm chí tự tử. Nạn nhân thường thiếu tự tin và tổn thương sự tự trọng nặng nề, có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận nhiều hơn sau khi bị bắt nạt. Chưa kể, một khi đã xuất hiện trên mạng thì những nội dung như vậy thường lưu lại rất lâu sau đó và rất khó để thoát khỏi nó. Nỗi đau gây ra bởi bắt nạt qua mạng là rất lớn và không thể lường trước được.
Mặc dù nguy hiểm như vậy nhưng một số thống kê cho rằng, những hành vi như trên vẫn ngày một gia tăng. Quá nửa thanh thiếu niên đã từng bị bắt nạt qua mạng ít nhất một lần. Cứ 3 người thì có nhiều hơn 1 người trẻ đã từng bị đe dọa qua mạng. Trên 25% thanh thiếu niên đã từng hoặc đang bị bắt nạt lặp đi lặp lại qua thiết bị di động hoặc mạng Internet. Quá nửa những thanh thiếu niên bị bắt nạt qua mạng không nói cho cha mẹ biết khi mình bị bắt nạt.
>>> Xem trọn bộ: Soạn Tin 10 Cánh diều
---------------------------
Trên đây, Toploigiai vừa giúp các em hiểu thế nào là bắt nạt qua mạng và nêu ví dụ. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về bắt nạt qua mạng và biết cách phòng tránh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, chúc bạn học tốt!