logo

Em hãy xây dựng kế hoạch để tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết về những quy định này


Xây dựng kế hoạch để tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết về những quy định này

Thực hiện năm an toàn giao thông 2020 với chủ đề “Đã uống rượu, bia không lái xe”; Kế hoạch 14/KH-BATGT ngày 26/2/2020 của Ban ATGT Thành truyền an toàn giao thông năm 2020”; Báo cáo số 13/BC-BATGT ngày 24/02/2020 của Ban an toàn giao thông Thành phố về “Tình hình tai nạn giao thông tháng 2 năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội”; Công văn 1760/CAHN- PV01-PC08 của Công an Thành phố Hà Nội về “Tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố”. Thực hiện Kế hoạch số 48/KH-BATGT ngày 13/5/2020 của Ban ATGT Quận Hai Bà Trưng. Trường THCS Lương Yên xây dựng Kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông năm 2020 trong nhà trường như sau:


I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

– Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; từng bước xây dựng vãn hóa giao thông; tạo sự đồng thuận, ý thức tự giác chấp hành của người dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và các nhiệm vụ, giải pháp nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông trên địa bàn trường.

–  Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc tự giác chấp hành và có ý thức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cha mẹ học sinh, cộng đồng về các quy định của pháp luật đảm bảo trật tự ATGT và văn hóa giao thông, góp phần giảm thiểu vi phạm ATGT, tai nạn giao thông liên quan đến cán bộ, giáo viên nhân viên, đặc biệt là học sinh.

2. Yêu cầu

– Tất cả cán bộ, giáo viên nhân viên phải xác rõ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đảm bảo trật tự ATGT là một trong những nội dung trọng tâm trong năm học; kết chợp chặt chẽ, thường xuyên với các ban ngành địa phương, đề ra các biện pháp giáo dục ATGT phù hợp, sát đối tượng đạt hiệu quả giáo dục cao.

          – Công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; phải đảm bảo100% cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh phải nghiêm túc thực quy định đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Để từng bước xây dựng văn hóa giao thông trên địa bàn trường, hướng tới một môi trường giao thông “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”, trọng tâm tuyên truyền Năm an toàn giao thông 2020 với chủ đề “Đã uống rượu, bia không lái xe”. Tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc thực hiện các quy định của pháp luật đảm bảo trật tự ATGT.


II. Nội dung trọng tâm công tác tuyên truyền

– Tập trung tuyên truyền giáo dục, phổ biến sâu, rộng Luật giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Thành phố và của Ngành về công tác đảm bảo TTATGT trong nhà trường. Nội dung tuyên truyền giáo dục tập trung về việc: Xây dựng nếp sống văn hoá giao thông; phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ đủ 6 tuổi khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện; học sinh không tham gia giao thông bằng xe máy phân khối lớn khi chưa đủ điều kiện; phòng, chống ùn tắc giao thông cổng trường.

– Thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT; về Văn hoá giao thông và quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện.  

– Triển khai nghiêm túc nội dung học tập chính khoá; tổ chức thường xuyên và hiệu quả các hoạt động ngoại khoá về ATGT.

–  Xây dựng pano, tờ gấp… để tuyên truyền tới tất cả học sinh trong nhà trường; cung cấp tài liệu hỗ trợ dạy – học về ATGT cho giáo viên, học sinh.

–  Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự ATGT cho CB, GV, NV và học sinh. Triển khai có hiệu quả Bộ tài liệu về văn hóa giao thông cho CB, GV, NV và các em học sinh.

–  Kiểm tra đánh giá công tác GD trật tự ATGT đối với GV, NV trong nhà trường, có biện pháp nhắc nhở các cá nhân vi phạm trật tự ATGT, đánh giá kết quả thi đua thực hiện về công tác giáo dục pháp luật, trật tự ATGT trong toàn trường.


III. Đối tượng, phạm vi, hình thức và giải pháp tuyên truyền

1. Đối tượng phạm vi tuyên truyền.

– Tuyên truyền đến tất cả hội đồng sư phạm nhà trường, phụ huynh, đặc biệt là các em học sinh.

– Tập trung giáo dục các kiến thức và kỹ nãng tham gia giao thông an toàn cho học sinh các khối lớp.

+ Tuyên truyền an toàn giao thông đường thủy, phòng chống tai nạn đuối nước của trẻ em các khu vui chơi, giải trí, sông, hồ…

2. Hình thức tuyên truyền.

– Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật đảm bảo trật tự ATGT, lồng ghép vào các buổi: Họp hội đồng nhà trường, họp Công đoàn, Chi bộ, Đoàn thanh niên, Sinh hoạt chuyên đề; Sinh hoạt chuyên môn và các buổi họp phụ huynh….

– Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh và học sinh qua hệ thống truyền thanh của trường vào cuối mỗi buổi học. Kết hợp với tuyên truyền thông qua pano, apphích, khẩu hiệu, tờ gấp…; các thông điệp truyền thông: Học sinh Thủ đô tích cực thực hiện Văn hoá giao thông; Trẻ em phải đội mũ bảo hiển khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Đội mũ cho con – trọn tình cha mẹ; Đảm bảo an toàn giao thông – trách nhiệm của mỗi người; không điều khiển xe gắn máy khi không có giấy phép lái xe; tuổi trẻ xung kích, tình nguyện giữ gìn trật tự ATGT; An toàn giao thông cho bạn, cho tôi và cho cả cộng đồng; Hãy mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy; Bảo vệ an toàn giao thông đường sắt…

– Tổ chức các chuyên đề, ngày hội, sự kiện để thu hút sự quan tâm của cha mẹ học sinh và học sinh tham gia tìm hiểu Luật giao thông (đường bộ, đường thủy, đường sắt), tại trường trong các hoạt động, các chủ điểm trong chương trình giáo dục từng độ tuổi.

– Tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin Website nhà trường với khẩu hiệu sau: Đã uống rượu, bia không lái xe; Đi đúng làn đường, phần đường quy định; Không phóng nhanh, vượt ẩu; Không chở quá số người quy định; Không vượt đèn đỏ; Luôn tập trung quan sát, không chuyển hướng bất ngờ; Không sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tỉện giao thông; Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông bằng xe ô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Dừng lại quan sát an toàn trước khi đi qua đường sắt; Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng là giải pháp hiệu quả giúp phòng, trách tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường.

– Tuyên truyền thông qua hình thức cổ động trực quan: Sử dụng các sản phẩm tuyên truyền (lắp đặt pa nô, áp phích, bàng zôn, tờ gấp…) theo hướng dẫn của Ban an toàn giao thông Thành phố và Ban Tuyên giáo Quận ủy; tổ chức các hình thức sân khấu hóa, trưng bày ảnh kết hợp tuyên truyền chủ đề Năm an toàn giao thông; tuyên truyền thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông, các video clips về kỹ năng tham gia giao thông an toàn…

– Tuyên truyền thông qua các hình thức tổ chức hội nghị, hộì thi, tọa đàm, các hoạt động vãn hóa và các cuộc họp sinh hoạt định kỳ hoặc chuyên đề về an toàn giao thông.

–  Nêu gương các điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trường.


Bài tuyên truyền an toàn giao thông ngắn gọn

     Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Mỗi chúng ta hãy nâng cao trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.

     Chủ đề Năm An toàn giao thông 20...: “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”; kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoạt động vận tải hành khách công cộng… nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt; không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, không vi phạm bảo vệ các công trình đường sắt; không vượt rào, chắn đường ngang; không vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng.

     Đối với người dân ven các tuyến đường, tuyến phố: không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, treo, đặt biển quảng cáo, làm mái che mái vẩy gây cản trở giao thông; không vứt rác ra đường; gương mẫu trong các hành vi văn hóa giao thông.

     Đối với người đi bộ: đi bộ trên vỉa hè; sang đường đúng nơi quy định; đi đúng vạch sơn tại nút giao; bảo đảm đi đúng phạm vi đèn tín hiệu cho phép; quan sát kỹ khi đi đường nhất là khi qua nút giao; không tụ tập dưới lòng đường.

     Đối với người điều khiển phương tiện giao thông: Không vi phạm về nồng độ cồn, quy định về tốc độ, không vượt đèn đỏ, không đi vào đường cấm, ngược chiều; không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách; không vi phạm làn đường, vạch sơn; không đi xe trên hè phố; dùng còi xe phù hợp; dừng, đỗ đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông.

     Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhớ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Một số khẩu hiệu tuyên truyền:

  1. An toàn giao thông - trách nhiệm của mỗi người.

  2. Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe.

  3. Đã uống rượu, bia - không lái xe.

  4. Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường.

  5. Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021