Câu trả lời chính xác nhất: Thứ nhất, về tình hình số lượng, vốn và lao động. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến ngày 31-12-2018, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là trên 714 nghìn doanh nghiệp, số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh là trên 626 nghìn doanh nghiệp. Trong đó, DNNN chiếm 0,38% về số lượng doanh nghiệp, 7,6% lao động, 28,6% tổng nguồn vốn và riêng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chiếm 0,18% về số lượng doanh nghiệp, 4,3% lao động, 12,9% tổng nguồn vốn.
- Thứ hai, về kết quả sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ đóng góp của DNNN về doanh thu và lợi nhuận ngày càng giảm mạnh. Tỷ trọng doanh thu thuần của DNNN năm 2015 đạt 18,2%, năm 2018 là 14,5%. Tỷ trọng lợi nhuận trước thuế của DNNN năm 2015 đạt 28,4%, năm 2018 là 21,2%.
- Thứ ba, về hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Theo Sách trắng doanh nghiệp năm 2020 của Tổng cục Thống kê, khu vực DNNN có 2.269 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối), trong đó có 1.773 doanh nghiệp kinh doanh có lãi (chiếm 78,5%), 51 doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn (chiếm 2,2%) và 436 doanh nghiệp kinh doanh lỗ (chiếm 19,3%).
- Các lợi ích mà sản xuất kinh doanh đem lại cho đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương:
+ Tạo thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ấm no cho mọi người.
+ Tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, làm giảm tình trạng thất nghiệp.
+ Làm tăng hàng hóa/ dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Làm giảm đi các tệ nạn xã hội và tội phạm ở địa phương.
+ Đảm bảo người dân có chất lượng cuộc sống được nâng cao.
+ Phát triển kinh tế địa phương, giúp địa phương thoát nghèo. Từ đó đóng góp một phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để hiểu rõ hơn về sản xuất kinh doanh, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây
Sản xuất kinh doanh là khái niệm để chỉ hoạt động sản xuất ra của cải, vật chất, sản phẩm để phục vụ cho quá trình trao đổi mua bán trên thị trường. Chủ sản xuất sẽ dùng vốn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhân lực để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường.
Ví dụ có các doanh nghiệp sản xuất như Toyota, Honda, Hyundai Thành Công, VinFast… Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng họ đã sản xuất lắp ráp cho ra đời các dòng xe ưa chuộng trên thị trường hiện nay.
Sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng đối với đời sống con người và sự phát triển của xã hội. Mỗi mô hình sản xuất kinh doanh sẽ thực hiện các mục tiêu khác nhau của các chủ thể kinh tế. Mô hình sản xuất kinh doanh, mô hình kinh tế,… là một trong những nội dung cơ bản công dân cần tìm hiểu, vận dụng phù hợp khi tham gia hoạt động kinh tế.
- Cung cấp các sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất
- Cung cấp các hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng
- Giải quyết việc làm cho người lao động
- Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
--------------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về sản xuất kinh doanh. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!