Câu hỏi: Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh và đưa ra nhận xét.
Lời giải:
a/ Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh:
b/ Nhận xét:
- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.
- Bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai.
Tổ chức chính quyền thời Đinh
Thời nhà Đinh, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế chọn Hoa Lư làm kinh đô và cũng là căn cứ quân sự. Chính quyền lựa chọn việc đóng đô ở Hoa Lư là sự lựa chọn ưu tiên cho mục tiêu an ninh, chống lại sự trỗi dậy của các thế lực cát cứ. Để bảo vệ một chính quyền non trẻ vừa mới giành lại được, việc chọn Hoa Lư làm kinh đô là một lựa chọn ưu tiên cho mục tiêu an ninh trong bối cảnh bấy giờ. Hoa Lư có địa thế hiểm yếu, khả năng phòng thủ tốt, nhưng lại có bất lợi rất lớn là không thuận lợi về vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên để phát triển thành trung tâm kinh tế, văn hoá.
Năm 974 Đinh Tiên Hoàng tổ chức lại quân đội trong cả nước tổ chức quân đội thành 10 đạo, mỗi đạo 10 quân, mỗi quân 10 lữ, mỗi lữ 10 tốt, mỗi tốt 10 ngũ, mỗi ngũ 10 người. Tổng chỉ huy quân đội là Thập đạo tướng quân điện tiền chỉ huy sứ Lê Hoàn. Nếu đúng như vậy thì quân đội lúc đó lên đến 1 triệu người.
- Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương, giúp vua trị nước có các cao tăng và hai ban văn, võ.
- Đinh Tiên Hoàng cử tướng lĩnh thân cận giữ các chức vụ chủ chốt.
- Chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.
=> Bộ máy chính quyền được kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
- Dưới Triều Đinh Tiên Hoàng, chưa xuất hiện thiết chế Lục Bộ. Đinh Tiên Hoàng phong Nguyễn Bặc là Định Quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Giang Cự Vong làm Nha hiệu.
- Năm 968, sau khi tái thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lấy tước hiệu là Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).
- Vào năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng đã bị một viên thư lại trong cung điện ám sát, nội bộ triều đình rối loạn. Lê Hoàn được cử làm phụ chính, dẫn đến sự ra đời của nhà Tiền Lê.
- Năm 1009, viện lí do con ông còn nhỏ, đình thần đã tôn một vị quan cao cấp là Lý Công Uẩn lên làm vua. Nhà Tiền Lê kết thúc.