Câu hỏi: Em hãy nêu tên và cách sơ cứu một số tai nạn thông thường ở Hình 2.1.
Trả lời
Tên và cách sơ cứu một số tai nạn thông thường ở Hình 2.1:
- Hình a: tai nạn đuối nước
+ Tìm kiếm sự trợ giúp của người khác hoặc xuống cứu bạn nếu bạn bơi giỏi, đưa nạn nhân ra khỏi nước một cách an toàn.
+ Đặt nạn nhân nằm nghiêng ở chỗ khô ráo, móc đờm, dãi,...ở miệng nạn nhân.
+ Thực hiện một số động tác sơ cứu như hà hơi, thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực đến khi nạn nhân tự thở được.
+ Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Hình b: tại nạn ngất do chóng mặt hoặc say nắng
+ Đưa nạn nhân vào chỗ thoáng, mát, ít người; cởi cúc áo, quần,....để máu dễ lưu thông.
+ Kích thích vào các đầu ngón tay, ngón chân và giật tóc mai của nạn nhân.
+ Hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực đến khi nạn nhân tự thở được.
+ Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Hình c: tại nạ bong gân
+ Chườm đá lạnh vào khu vực sưng đau khoảng 20-30 phút.
+ Băng ép và cố định tạm thời nơi bị tổn thương.
+ Xoa bóp nhẹ nhàng chỗ đau
+ Nếu bong gân nặng thì chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Hình d: tai nạn say nóng, say nắng:
+ Chuyển nạn nhân đến nơi thoáng mát, không khí trong lành, ít người.
+ Cởi bớt trang phục, nới lỏng quần áo, tháo tất và giày.
+ Cho nạn nhân uống nước mát và chườm nước mát vào trán, gáy, nách, bẹn.
+ Trường hợp nặng, sau khi sơ cứu chuyển nặng ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Hình e: tai nạn do bị rắn độc cắn
+ Băng ép khi bị rắn cắn, cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số loại rắn hổ mang; không băng ép khi bị rắn lục cắn. Việc này cần phải có hiểu biết nhất định về việc rắn cắn
+ Bật động chân, tay bị cắn bằng nẹp; cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn.
+ Có thể rửa vết cắn bằng nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.
+ Trấn an nạn nhân bình tĩnh, không để nạn nhân tự đi lại.
+ Sau khi sơ cứu, chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Hình g: tai nạn bỏng
+ Ngâm vết bỏng vào nước lạnh để giảm đau.
+ Nếu bỏng nặng thì chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.