logo

Em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi

icon_facebook

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Địa lý 6


Trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi

Sự khác nhau giữa núi và đồi: 

 

Núi

Đồi

Quá trình hình thành Núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước Được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi 
Dạng địa hình Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh Là dạng địa hình nhô cao nhưng không quá 200m so với vùng đất xung quanh
So với mực nước biển Từ 500 mét trở lên  Không quá 200m
Hình dạng núi Có đỉnh nhọn, sườn dốc Đỉnh tròn, sườn thoải

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Địa hình bề mặt Trái Đất nhé


Kiến thức tham khảo về Địa hình bề mặt Trái Đất

[ĐÚNG NHẤT] Em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi

1. Núi và độ cao của núi.

- Đặc điểm địa hình núi:

+ Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đát, có độ cao trên 500m, có đỉnh nhọn sườn dốc. Chỗ tiếp giáp giữa núi và mật đất bằng phẳng xung quanh gọi là chân núi. Sườn núi càng dốc thì đường chân núi càng hiện rõ

+ Núi có 3 bộ phân: Đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

- Phân loại núi:

+ Núi thấp: Dưới 1000m

+ Núi trung bình: từ 1000m - 2000m

+ Núi cao: Từ 2000m trở lên.

- Để tính độ cao của núi, thông thường ta có hai cách đó là tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối.

+ Độ cao tương đối tính từ đỉnh núi lên chân núi.

+ Độ cao tuyệt đối tính từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.

[ĐÚNG NHẤT] Em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi (ảnh 2)

2. Núi già và núi trẻ

[ĐÚNG NHẤT] Em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi (ảnh 3)

3. Địa hình cacxtơ và các hang động.

- Địa hình cacxtơ:

+ Là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.

+ Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.

+ Hình thành do nước thấm xuống kẽ khe khoét mòn đá tạo thành các hang động dài và lớn.

- Hang động:

+ Là những cảnh đẹp tự nhiên, hấp dẫn khách du lịch.

+ Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc

Ví dụ: Động Phong Nha – Kẻ Bàng. (Quảng Bình), động Tam Thanh (Lạng Sơn)…


4. Đồng bằng

- Đặc điểm địa hình đồng bằng: 

+ Địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng

+ Độ cao tuyệt đối thường dưới 500m (có những bình nguyên cao đến 500m)

- Có hai loại đồng bằng:

+ Đồng bằng do băng hà bào mòn

+ Đồng bằng do phù sa sông, biển bồi tụ

- Ý nghĩa với sản xuất nông nghiệp: Thuận lợi cho tưới tiêu, gieo trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Dân cư tập trung đông đúc.


5. Cao nguyên

­- Độ cao: Độ cao tuyệt đối trên 500m

- Đặc điểm hình thái: Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc

- Khu vực nổi tiếng: Cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), cao nguyên Lâm Viên (Việt Nam)…

- Giá trị kinh tế:

+ Trồng cây công nghiệp

+ Chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh quy mô lớn.


6. Đồi

- Địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, đồi thoải

- Độ cao tương đối không quá 200m

=> Ý nghĩa: Thuận lợi trồng cây công nghiệp ngắn ngày chăn nuôi gia súc, trồng rừng


7. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Núi có độ cao lớn nhất thế giới là

A. Núi Phan-xi-păng

B. Núi An-đet

C. Núi Cooc-đi-ê

D. Núi E-vơ-ret

Câu 2: Núi trẻ là núi có đặc điểm:

A. Đỉnh tròn, sườn dốc

B. Đỉnh tròn, sườn thoải

C. Đỉnh nhọn, sườn dốc

D. Đỉnh nhọn, sườn thoải

Câu 3: Núi già là núi có đặc điểm:

A. Đỉnh tròn, sườn thoai thoải

B. Đỉnh nhọn, sườn thoai thoải

C. Đỉnh tròn, sườn dốc

D. Đỉnh nhọn, sườn dốc

Câu 4: Vùng núi đá vôi Phong Nha là hang động đá vôi nổi tiếng ở tỉnh:

 A. Thanh Hóa

B. Nghệ An

C. Quảng Nam

D. Quảng Bình

Câu 5: Núi già thường có đỉnh:

A. Bằng phẳng

B. Nhọn

C. Cao

D. Tròn

Câu 6: Núi trẻ thường có đỉnh:

A. Bằng phẳng

B. Nhọn

C. Cao

D. Tròn

Câu 7: Dựa vào độ cao tuyệt đối, người ta phân núi thành

A. 2 loại.

B. 3 loại.

C. 4 loại.

D. 5 loại.

Câu 8: Ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương” nằm trên lãnh thổ nước ta, đó là

A. Núi Bạch Mã

B. Núi Phan-xi-păng

C. Núi Ngọc Linh

D. Núi Trường Sơn

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với núi và độ cao của núi?

A. Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.

B. Sườn núi càng thoải thì đường chân núi biểu hiện càng rõ.

C. Độ cao của núi thường trên 500 m so với mực nước biển.

D. Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng ở xung quanh là chân núi.

Câu 10: Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là:

A. 1100m

B. 1150m

C. 950m

D. 1200m

Câu 11: Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

A. mực nước biển.

B. chân núi.

C. đáy đại dương.

D. chỗ thấp nhất của chân núi.

Câu 12: Độ cao tương đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

A. nơi có sườn thoải.

B. mực nước biển.

C. đáy đại dương.

D. chỗ thấp nhất của chân núi.

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads