logo

Em đã học những phương pháp nghiên cứu khoa học nào? Khi học tập ở phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên, em cần tuân theo những quy định gì?

Câu hỏi: Em đã học những phương pháp nghiên cứu khoa học nào? Khi học tập ở phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên, em cần tuân theo những quy định gì?

Lời giải: 

Em đã học những phương pháp nghiên cứu khoa học nào? Khi học tập ở phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên, em cần tuân theo những quy định gì?

Em đã được học những phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm và phương pháp thực nghiệm khoa học.

Em cần tuân theo những quy định về trình tự nghiên cứu, cũng như an toàn trong nghiên cứu khoa học khi học tập ở phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên.

Tìm hiểu về Phương pháp quan sát

1. Khái niệm 

Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật trực tiếp, là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi, cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.

2. Đặc điểm của phương pháp quan sát

Đa dạng về năng lực hay trình độ (do đối tượng quan sát là hoạt động phức tạp của một cá nhân, hay một tập thể)

Thông qua lăng kính chủ quan của “cái tôi” ngay cả khi sử dụng kĩ thuật hiện đại để quan sát (do chủ thể quan sát là nhà khoa học hay cộng tác viên có trình độ, kinh nghiệm, thế giới quan, cảm xúc tâm lí khác nhau)

Chịu sự chi phối của quy luật ảo giác, tri giác trong hoạt động nhận thức

Kết quả quan sát dù khách quan đến mấy vẫn phụ thuộc vào việc xử lý thông tin của người nghiên cứu, do đó cần được chọn lọc theo tiêu chuẩn nhất định

Phương pháp quan sát thường kết hợp với trắc nghiệm, thực nghiệm

Các hình thức quan sát. Các bước cơ bản của phương pháp quan sát.

3. Các hình thức quan sát

Quan sát tự nhiên – Quan sát có kiểm soát

Quan sát công khai – Quan sát không công khai (bí mật)

Quan sát trực tiếp – Quan sát gián tiếp

Quan sát có chuẩn bị - Quan sát không chuẩn bị

icon-date
Xuất bản : 20/07/2022 - Cập nhật : 24/11/2023