Câu trả lời chính xác nhất:
Câu nói của Hồ Nguyên Trừng: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo" có thể hiểu như sau:
- Hồ Nguyên Trừng nói: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo" cho thấy ông đề cao vai trò quan trọng của lòng dân trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Đây là điều quan trọng nhất để kháng chiến thắng lợi đó là được sự ủng hộ của nhân dân, nếu lòng dân không theo thì có đánh cũng thất bại. Thực tế đúng như ông đã nói, dù cho cha con Hồ Quý Ly đã xây dựng đội quân tinh nhuệ nhưng khi lòng dân không theo, đội quân đông đảo đó nhanh chóng bại trận.
Ngay sau đây, Top lời giải sẽ mang tới cho các bạn một số kiến thức mở rộng về nhà Hồ nhé.
Từ giữa thế kỉ XIV, tình hình đất nước ngày càng xấu đi.
Vua quan nhà Trần chỉ mải ăn chơi, vơ vét, bóc lột, không còn quan tâm đến tình hình đất nước
Đê điều không ai quan tâm. Nhiều năm xảy ra lụt lội, mất mùa, cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực.
=> Nhiều cuộc nổi dậy đấu tranh. Trong triều, một số quan lại cũng bất bình. Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan đã lấn át quyền vua, coi thường phép nước. Vua không nghe, ông xin từ quan.
=> Giữa lúc đó, xuất hiện một nhân vật mới là Hồ Quý Ly:
Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hoá, được một viên quan đại thần họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là người có tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông và sinh hạ được ba vị vua cho nhà Trần, nhờ đó ông Tất được vua Trần trọng dụng. Hồ Quý Ly đã nắm giữ được chức vụ cao nhất trong triều đình.
Sau vụ một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành (1399), năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu => nhà Hồ được thành lập.
* Về chính trị:
- Cải tổ bộ máy võ quan, thay các võ quan do quý tộc họ Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.
- Đổi tên đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
- Cử quan triều đình về địa phương thăm hỏi nhân dân, giám sát quan lại.
- Dời kinh đô vào An Tôn (Thành Tây Đô).
* Về Kinh tế:
1396 phát hành tiền giấy cấm dùng tiền bằng đồng.
1397 ban hành chính sách hạn điền (để hạn chế hạn chế ruộng đất của vương hầu, quan lại, địa chủ; làm suy yếu thế lực Họ Trần )
Năm 1402 định lại thuế.
* Về Xã hội:
- Chính sách hạn nô.
- Quan tâm đời sống dân chúng.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ ra lệnh cho các địa phương đi khám xét bắt nhà thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân
* Về Văn hóa, giáo dục:
Chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử, giảm bớt số sư tăng.
Dịch chữ Hán sang chữ Nôm.
* Về quân sự:
+ Củng cố quốc phòng, quân sự, tăng quân số, chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến.
+ Bố trí phòng thủ ở những nơi hiểm yếu.
+ Xây dựng Thành Tây Đô, thành Đa Bang,..
=> Tác dụng cuộc cải cách:
+ Ổn định tình hình xã hội.
+ Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc.
+ Văn hóa, giáo duc mang đậm tính dân tộc.
+ Làm suy yếu thế lực họ Trần.
=> Hạn chế:
Không được nhân dân ủng hộ.
Do cướp ngôi vua Trần nên lòng người hoang mang, bất bình.
=> Nhà Hồ khó vững.
* Nguyên nhân: Tháng 11/1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, quân Minh cùng hàng vạn dân phu tràn vào nước ta.
* Diễn biến:
- Tháng 11 - 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta.
- Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm thuộc Lạng Sơn. Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ nam sông Nhị (sông Hồng), lấy thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội) làm trung tâm phòng ngự.
- Ngày 22 - 1 - 1407, sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở Đa Bang, quân Minh đánh chiếm Đông Đô (Thăng Long). Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô.
- Tháng 4 -1407, quân Minh tấn công vào Tây Đồ, Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6 - 1407.
* Kết quả: Thất bại.
* Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng là vì :
Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệp quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Trong lúc đó, quân Minh đang mạnh mà quân nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành chống giặc.
Những hạn chế trong các chính sách của Hồ Quý Lý làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
Câu nói của Hồ Nguyên Trừng: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo" có thể hiểu như sau:
- Hồ Nguyên Trừng nói: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo" cho thấy ông đề cao vai trò quan trọng của lòng dân trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Đây là điều quan trọng nhất để kháng chiến thắng lợi đó là được sự ủng hộ của nhân dân, nếu lòng dân không theo thì có đánh cũng thất bại. Thực tế đúng như ông đã nói, dù cho cha con Hồ Quý Ly đã xây dựng đội quân tinh nhuệ nhưng khi lòng dân không theo, đội quân đông đảo đó nhanh chóng bại trận.
-------------------------------
Trên đây Top lời giải đã mang tới cho bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Em có suy nghĩ gì về câu nói của Hồ Nguyên Trừng: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo"? và một số kiến thức mở rộng về nhà Hồ. Chúc các bạn học tốt.