Câu hỏi: Em có đồng tình với ý kiến “Một chút không trung thực không có gì là xấu cả”
Trả lời:
Em không đồng tình với ý kiến trên vì không trung thực - dù lớn hay nhỏ thì cũng làm con người mất giá trị. Một lần không trung thực và không khắc phục, chế ngự nó thì nó sẽ dẫn đến sự tàn phá nhân cách, phẩm giá, biến chúng ta thành kẻ dối trá. Bởi vậy hãy dập tắt ngay sự thiếu trung thực dù chỉ là một việc rất nhỏ.
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về sự trung thực nhé.
1. Trung thực là gì?
Trung thực là một tính từ chỉ một khía cạnh của nhân cách đạo đức thể hiện sự ngay thẳng, thật thà và không dối trá, gian lận của con người.
Bên cạnh đó, trung thực là phẩm chất quan trọng bao hàm việc đáng tin cậy, trung thành, công bằng và chân thành tạo nên một cuộc sống tích cực, lành mạnh và hạnh phúc. Việc sống trung thực giúp chúng ta xây dựng được uy tín, sự tín nhiệm với mọi người xung quanh.
2. Biểu hiện của trung thực
Đức tính trung thực được thể hiện trong lối sống hàng ngày của mỗi cá nhân như sau:
+ Một người trung thực sẽ luôn tự tin làm những gì mình nói mà không lo ngại không chiếm được tình cảm của mọi người. Người trung thực sẽ không lôi kéo tình cảm của mọi người, họ sẵn sang nói ra sự thật dù có thể làm mất lòng mọi người xung quanh.
+ Người trung thực không nịnh bợ, nói những điều tốt đẹp để tìm kiếm lợi ích cho bản thân.
+ Người trung thực luôn thực hiện theo nguyên tắc của bản thân dù quyền lợi trước mắt có lớn thì học vẫn kiên định. Người trung thực luôn tôn trọng lẽ phải và tin vào công lý, nên với những việc sai với nguyên tắc của bản thân, có lỗi làm với mọi người họ sẽ không làm cho dù lợi ích cao. Với những người làm việc xấu, người trung thực sẽ không bao che.
+ Người trung thực luôn thật thà với mọi người, sẵn sàng nhận lỗi nếu mình làm sai, dung cảm đối diện sửa lỗi và nghe lời khuyên của mọi người.
+ Trong hoạt động kinh doanh thì người trung thực không kinh doanh gian lận như bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc, những sản phẩm pháp luật cấm kinh doanh.
3.Tại sao cần trung thực?
Bởi đây là một đức tính vô cùng quý báu của chúng ta. Sống trung thực giúp con người ta nâng cao phẩm giá bản thân. Được mọi người tôn trọng yêu mến. Đồng thời mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Việc sống trung thực sẽ giúp chúng ta phân định phải sai. Sự sai lệch về đạo đức chính là đã sống không đúng cách. Dẫn đến nhầm lẫn và có ý niệm sai lệch về đạo đức con người.
Nếu muốn mọi thứ xung quanh chúng ta đều tốt đẹp thì cần phải sống chân thành trước đã. Bởi ngoài xã hội luôn tồn tại bao dối trá khôn lường. Để có thể tiến tới lối sống văn minh, lành mạnh thì mỗi cá thể trong tập thể đều cần chung tay góp sức xây dựng cộng đồng thành thật, yêu thương con người.
Nếu không, chúng ta sẽ là những con người giả dối. Chúng ta sẽ có những mối quan hệ giả dối. Hôm nay lừa người ngày mai người lừa. Quanh đi quẩn lại vẫn là lừa nhau. Những thiệt hại nhỏ là về tinh thần, thiệt hại lớn là về vật chất. Và cuối cùng là ta không còn biết tin vào điều gì trong cuộc đời này nữa. Một xã hội đáng ghét.
Đâu ai muốn sống trong xã hội như thế phải không nào?
Bởi vậy, chúng ta xây dựng lòng trung thực cho con trẻ cũng như cho bản thân.
“Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan – Thomas Jefferson”
4. Liệu trung thực có giúp cho cuộc sống của ta trở nên tốt đẹp hơn?
- Từ định nghĩa của trung thực, ta có thể thấy đây là một điều chẳng dễ gì để làm được trong cuộc sống. Bởi có nhiều trường hợp, một câu nói dối sẽ khiến ta trở nên “đỡ lo sợ” hơn. Đi học và không học thuộc bài, bạn sẽ nói gì?. Cố tính kinh doanh hàng giả để thu nhiều lợi nhuận, bạn cũng có thể đổ lỗi do khâu kiểm tra hàng hóa. Những trường hợp đó, có thể sự trung thực sẽ khiến bạn “lao đao” hơn. Vì thế, rất nhiều người đành chọn cách “không trung thực”.
- Từ những trường hợp trên, chúng ta cũng hoàn toàn có thể hiểu được vì sao người ta nói “Thật thà là cha thằng dại”. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà sự trung thực trở thành một đức tính tốt đẹp, trở thành một điều mà ai cũng muốn hướng tới.
- Khi ta có sự trung thực, ta không phải đau đầu để suy nghĩ lí do để nói dối. Ta cũng không cần phải “nhìn trước, ngó sau” xem thử có bị “lộ” ra ngoài hay không. Có sự trung thực, ta dễ dàng đương đầu với cuộc sống hơn bởi cho dù có chuyện gì xảy ra, ta cũng có thể mỉm cười và chấp nhận nó bởi nó là sự thật, nó không hề giả dối.
- Người trung thực sẽ có một cuộc đời đơn giản, sẽ luôn suy nghĩ, sống và làm việc theo sự thật. Và tất nhiên, khi chúng ta sống ngay thẳng, thật thà thì những người xung quanh cũng sẽ đối đãi với ta như vậy!