Câu hỏi: Em cảm nhận như thế nào về Đờn ca tài tử Nam Bộ. Ngoài Đờn ca tài tử Nam Bộ, em còn biết những di sản văn hoá nào của nước ta?
Lời giải:
- Cảm nhận:
Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã gắn bó với đời sống của người dân Nam Bộ, là một nét văn hoá đặc sắc, đồng thời cũng là một nét chấm phá đầy ấn tượng của vùng đất nơi đây. Qua những tiếng đờn, tiếng ca mang đậm âm hưởng quê hương đất nước,em cảm nhận được một một sức sống lớn mạnh, lan tỏa, thể hiện được tình yêu quê hương đất nước, con người dân đất phương Nam.
- Ngoài Đờn ca tài tử Nam Bộ, em còn biết những di sản văn hoá như:
Phố cổ Hội An.
Dân ca quan họ.
Vịnh Hạ Long.
Quần thể Di tích Cố đô Huế.
Nhã nhạc cung đình Huế.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Thánh địa Mỹ Sơn.
* Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian . Đờn ca tài tử là gì? Nó là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đồng bằng Nam Bộ. Nó thường được những người nam thanh nữ tú sau những giờ làm việc mệt mỏi thể hiện những bài hát bên nhau để giao lưu và tăng giá trị ý nghĩa của cuộc sống.
Đờn ca tài tử Nam Bộ là sản phẩm văn hóa phi vật thể của Nam Bộ,vừa mang tính bác học,vừa mang tính dân gian gắn liền với mọi sinh hoạt cộng đồng dân cư Nam Bộ, được cải biên từ nhạc cung đình Huế và sáng tác mới trên nền tảng âm nhạc dân ca, hát đối, hò vè của vùng đất Nam Bộ. Đờn ca tài tử là tinh hoa của nghệ thuật dân tộc, gắn bó với đời sống của người dân Nam Bộ, từ những ngày đầu mở đất, là hơi thở, là tiếng lòng, là sức sống mãnh liệt của những con người trọng nghĩa khinh tài, đậm tính nhân văn của vùng sông nước giàu hoa trái và trí dũng miền Nam. Nghệ thuật đờn ca tài tử là một viên ngọc cần được bảo tồn và phát huy, nhằm góp phần tăng thêm sức mạnh văn hoá truyền thống của vùng Nam bộ nói riêng, văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung.