logo

Đường dây dẫn điện có chức năng gì?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Chức năng của đường dây dẫn điện là gì?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về đường dây dẫn điện là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo môn Vật lý 8.


Chức năng của đường dây dẫn điện là gì?

Chức năng của đường dây dẫn điện là: Truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ.


Kiến thức mở rộng về đường dây dẫn điện


1. Các loại dây dẫn điện

Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt. Cỡ (tiết diện) dây dẫn điện được chọn sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các dụng cụ điện mà nó cung cấp, không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hỏa hoạn cháy nhà. Người sử dụng điện có thể tham khảo bảng phụ lục 1 để ước lượng dòng điện tiêu thụ của các dụng cụ dùng điện trong nhà và bảng phụ lục 2 để chọn cỡ dây dẫn điện đúng tiêu chuẩn.

- Dây dẫn điện trần

Dây dẫn điện trần dùng làm đường dây trên không, phổ biến nhất là dây nhôm lõi thép và dây nhôm. Dây đồng trần hiện nay ít được sử dụng do giá thành đắt, khả năng chịu kéo kém dây nhôm lõi thép. Khi dùng dây dẫn điện trần thì hành lang an toàn phải rộng nên tốn đất đai, do đó nó chỉ sử dụng cho vùng ngoài đô thị, tuyệt đối không dùng trong đô thị.

Dây nhôm lõi thép (ký hiệu AC) dùng cho các khoảng cách cột rộng, chịu lực căng lớn như vùng núi, vượt nhà ở,…. Loại dây này có 2 vật liệu: ở giữa là các sợi thép để chịu lực căng, bên ngoài là các sợi nhôm dùng để dẫn điện. Đường dây từ 110 kV trở lên luôn luôn dùng dây nhôm lõi thép.

Dây nhôm trần (ký hiệu A) chỉ dùng được cho các khoảng vượt nhỏ ở ngoài đô thị với cấp điện áp từ 35 kV trở xuống.

Đường dây dẫn điện có chức năng gì?

- Dây bọc cách điện

Dây bọc cách điện cũng được dùng làm đường dây trên không, nó có ưu điểm là an toàn, khoảng cách hành lang an toàn lưới điện được giảm xuống do đó rất thuận lợi đối với khu vực trong đô thị. Nhược điểm của nó là đắt hơn so với dây trần.

Về cấu tạo, dây bọc cũng có thể dùng ruột bằng nhôm hoặc bằng đồng gồm nhiều sợi nhỏ ghép với nhau. Bên ngoài là một lớp bọc cách điện bằng PVC hoặc XLPE.

Vì nhiều lý do, trong đó có lý do về kinh tế, người ta thường dùng dây bọc cho cấp điện áp từ 35 kV trở xuống.

Cáp bọc cách điện chỉ dùng để lắp nổi, không thể chôn được trong đất như dây cáp điện ngầm do cách điện của nó chưa hoàn hảo, chưa có lớp bảo vệ cơ học khi có sự dịch chuyển của đất do chấn động.

- Cáp điện 

+ Dây cáp không có giáp bảo vệ: Là tên gọi chung của tập hợp các loại dây dẫn đơn cứng hoặc dây cáp có bọc cách điện được cấu tạo từ hai dây trở lên trong cùng một vỏ bọc chung là cao su, nhựa PVC, PP, XLPE. Loại dây này thường dùng để đặt cố định hoặc những khu vực có sự rung chuyển thường xuyên như đường dây dẫn điện ở các máy tiện công nghiệp, Được biết, các chuyên gia khuyến khích cáo không nên sử dụng để lắp kín trong tường, đi ngầm và các chỗ phải nối dây tại hộp nối.

+ Dây cáp có giáp bảo vệ: Là loại dây cáp thường được sử dụng để truyền tải dòng điện 3 pha phải đi ngầm dưới lòng đất. Dây được thiết kế gồm nhiều lớp cách điện giữa các dây dẫn với nhau và với các dây bên ngoài để ngăn chặn sự ẩm ướt, tác động cơ học từ môi trường. Loại dây này thường được đi ngầm trong các đường hầm bê tông chứa đường dây tải điện và có hầm nối cáp.

Đường dây dẫn điện có chức năng gì? (ảnh 2)

2. Quy định khi lắp dây dẫn điện trong nhà

Cầu dao điện, công tắc điện thường được lắp trên bảng gỗ nhỏ, và được bắt chặt vào tường hay cột nhà, vị trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ là cách mặt đất khoảng chừng 1,5m.

Cầu dao điện, công tắc điện phải có nắp che an toàn. Nắp che có tác dụng đề phòng tai nạn về điện khi ta vô ý va chạm vào và tránh tia hồ quang điện phóng ra khi đóng, cắt điện.

Đường dây chính trong nhà và mỗi đường dây phụ cũng như mỗi đồ dùng điện trong nhà phải đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp che.

Dây chảy của cầu chì bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng bảo đảm khi có chạm chập điện (nên nhớ rằng dây chảy không phải để bảo vệ người khỏi bị điện giật).

Dây chảy phải lắp đúng tiêu chuẩn quy định, thí dụ như trong mạch điện 1 pha (1 dây nóng và 1 dây nguội) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên dây nóng.

Nếu cả 2 dây điện đều là dây nóng (2 dây pha) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên cả 2 dây.

Ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt trong phòng tắm, không đặt ổ cắm điện, công tắc điện, không kéo dây điện qua nơi này. Đối với phòng tắm giặt, chỗ đặt công tắc điện an toàn hơn cả là ở mé ngoài cửa phòng, kề khung cửa phía không có bản lề.

Nếu các cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện bị hư hỏng phải thay thế ngay, vì nếu không, mọi người rất dễ chạm phải các phần dẫn điện.

Cần phải giải thích và giáo dục trẻ em hiểu và không được đưa các dây kim loại, đinh sắt hoặc đút ngón tay vào ổ cắm điện.

Không bao giờ đóng, cắt cầu dao, công tắc... khi tay còn ướt vì nước ở bàn tay có thể chảy vào những bộ phận có điện trong cầu dao, công tắc và sẽ truyền điện ra làm người bị điện giật.

Tuyệt đối không được dùng ngón tay để thử xem có điện hay không mà phải dùng bút thử điện hạ thế hoặc để bóng đèn để xác định. Khi chân tay ướt, đi chân trần không được thao tác cắm hoặc rút phích điện thay dây chảy cầu chì, đóng cắt cầu dao...

Khi điện trong nhà bị hỏng, nếu phần hỏng nằm phía trên điện kế phải báo cho chi nhánh điện cử công nhân đến sửa chữa, tuyệt đối không được gọi người ngoài không phải công nhân ngành điện. Nếu phần hỏng nằm phía sau điện kế bắt buộc phải cắt cầu dao điện chính rồi mới sửa chỗ hỏng.

icon-date
Xuất bản : 15/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022