logo

Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta là

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta là” cùng với những kiến thức tham khảo về nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta thời kì Bắc thuộc là tài liệu đắt giá môn Lịch sử 6 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta là

A. Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc

B. Rèn sắt

C. Làm giấy, làm thủy tinh

D. Làm đồ gốm

Trả lời: 

Đáp án đúng: C. Làm giấy, làm thủy tinh

Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta là làm giấy, làm thủy tinh.

Hãy cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích về nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta thời kì Bắc thuộc qua bài viết dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta thời kì Bắc thuộc


1.Tình hình kinh tế – xã hội – văn hóa thời Bắc thuộc

a.Tình hình kinh tế

Nông nghiệp:

Mặc dù bị chính quyền đô hộ kìm hãm, nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục phát triển. Trên cơ sở công cụ bằng sắt ngày càng phổ biến, kỹ thuật sản xuất được nâng cao, nông nghiệp có những bước tiến đáng kể.

Ngay từ đầu công nguyên, việc sử dụng cày, bừa có trâu bò kéo đã phổ biến ở Giao Chỉ, Cửu Chân. Một số con sông lớn đã có đê phòng lụt, có nhiều kênh đào để tưới tiêu nước. Dân ta đã biết bón phân để tăng độ phì nhiêu cho đất, biết thâm canh tăng vụ và trồng lúa hai mùa (còn được gọi là lúa Giao Chỉ).

Ngoài lúa, dân ta còn biết trồng các loại cây có củ (khoai, đậu, sắn, ngô…) và cây công nghiệp (bông, mía, dâu…). Nghề làm vườn cũng khá phổ biến. Nhà nào cũng có vườn trồng các loại rau và cây ăn quả.

Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

Các nghề cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm gạch ngói, dệt, đan lát, nấu đường, kéo mật vẫn được duy trì và mở rộng. Người Việt còn học được các nghề làm giấy, khảm xà cừ và làm đồ trang sức bằng vàng, bạc. Một số sản phẩm thủ công có chất lượng được đưa sang Trung Quốc làm cống phẩm hoặc buôn bán với nước ngoài.


2. Nghề thủ công truyền thống và làng nghề

Nghề thủ công truyền thống là nghề sản xuất hoàn toàn hay một phần bằng chân tay những vật dụng trang trí, tiêu dùng, đòi hỏi các kỹ năng tay chân và kỹ năng nghệ thuật, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường áp dụng trong sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ. Nghề thủ công thường được chia thành các lĩnh vực: văn hóa tinh thần; sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng; chế biến lương thực thực phẩm…


3.Quy trình sản xuất thủy tinh thủ công

Đây là một hình thức chỉ còn ở trong các làng nghề cũng như những gia đình đã làm lâu năm. Vì làm thủ công nên quá trình sản xuất khá lâu, cầu kỳ và đòi hỏi tay nghề lâu đời. Sản phẩm chủ yếu của hình thức này là các loại thủy tinh trang trí, sản xuất số lượng ít,…

Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta là

Quy trình sản xuất chai thủy tinh thủ công được chia làm những giai đoạn chính sau:

Bước 1: Sàng lọc nguyên liệu làm thủy tinh( chủ yếu là cát trắng ). Việc này được làm cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ để có được sản phẩm đẹp mắt.

Bước 2: Nấu thủy tinh trong lò đun bằng than. Thủy tinh được nấu trong 10 tiếng với nhiệt độ khoảng 2000 độ C.

Bước 3: Làm nguội bằng nước và xoay ống để thủy tinh tròn đều. Đây là một giai đoạn khá quan trọng, người thợ thổi thủy tinh phải có sức khỏe tốt để xoay ống thổi liên tục,

Bước 4: Tạo hình cho thủy tinh, làm nguội sản phẩm.

Bước 5: Kiểm tra, đóng gói và hoàn thiện sản phẩm.


4. Quy trình sản xuất giấy

Giấy được sản xuất từ bột gỗ, nguồn nguyên liệu thô chính là gỗ. Với rất nhiều chủng loại, các nhà sản xuất có thể kết hợp các loại gỗ khác nhau và xử lí trong quá trình sản xuất để cho ra các loại giấy với các đặc tính kĩ thuật khác nhau. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn nguyên liệu tái sinh từ các sản phẩm đã qua sử dụng càng ngày càng phổ biến, hiện đang trở thành một xu hướng cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy ngày nay. Nhìn chung, quy trình làm giấy có thể được chia ra làm 3 giai đoạn:

- Nghiền bột giấy

- Máy giấy

- Thành phẩm

- Nghiền bột giấy:

Được tạo thành từ các sợi xơ (cellulosose), dù được sản xuất bằng bột gỗ hay từ giấy tái sinh, bước đầu tiên trong quá trình sản xuất giấy đều là nghiền nguyên liệu thô thành dạng bột. Trong giai đoạn này, gỗ hoặc giấy tái sinh sẽ được nghiền nát, sự liên kết của các sợi xơ bị phá vỡ để trở nên tách rời nhau hoàn toàn. Kết quả quá trình nghiện bột giấy này là một khối lượng chất xơ đã được tách rời không còn liên kết. Lượng chất xơ này sẽ được rửa sạch và sàng lọc để lược bỏ các các xơ sợi còn liên kết bị sót lại. Nước sẽ được ép ra và phần còn lại được sấy khô. Lúc này, bột giấy đã có thể sẵn sàng đưa vào máy giấy để sản xuất.

Máy giấy:

Bộ gỗ hay bột giấy tái sinh sau khi được nghiền nát và xử lí ở giai đoạn đầu tiên sẽ được chuyển đến nơi làm giấy với dạng các tấm dầy. Quá trình xử lí tiếp theo diễn ra ở đây, nguyên liệu sẽ được pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:100, tức khối lượng nước sẽ có thể lên đến gấp 100 lần khối lượng nguyên liệu, hỗn hợp này sau đó được đánh đều bằng các cánh quạt trong máy giấy.

Kết quả là một hỗn hợp dạng bùn và được chuyển qua bồn chưa, lúc này, nhà sản xuất có thể cho thêm các loại hóa chất theo từng tỷ lệ khác nhau để cho ra sản phẩm với các đặc tính kỹ thuật mong muốn.

Tiếp theo, nước sẽ được thêm vào nhiều hơn nữa, tỉ lệ có thể lên đến 1:1000. hỗn hợp nước-bột giấy từ bồn chứa của máy giấy được phun qua một khe mỏng đến một chuyền động, chiều ngang khe mỏng này có thể từ 2 đến 6m. Trên chuyền động này, nước sẽ được hút ra và bột giấy còn lại trên dây chuyển đã có thể thấy được ở dạng như một lớp giấy mỏng.

Lớp giấy mỏng và ướt này sẽ tiếp tục được cho chạy qua các con lăn để ép phần nước còn lại, khoảng 50% rồi chuyển qua khu vực sấy khô với nhiệt độ có thể lên đến 100oC đến khi lượng nước còn lại từ 5-8%. Sản phẩm giấy thô vừa xong sẽ được chuyển tiếp qua giai đoạn cuối cùng, thành phẩm giấy.

Thành phẩm:

- Tùy theo yêu cầu của từng loại giấy mong muốn, giấy thô sẽ được đem đi tráng phủ hoặc cán mỏng và láng mịn.

- Việc xử lí tráng phủ bề mặt giấy giúp cải thiện độ đục, độ bong, bề mặt giấy được nhẹ nhàng và khả năng hấp thụ màu sắc của giấy được tăng lên

- Việc cán mỏng giấy giúp tăng cùng độ láng mịn và mỏng hơn.

- Cuối cùng, giấy đã đạt được yêu cầu kĩ thuật sẽ được đóng cuộn hoặc cắt ra thành từng tờ theo khổ và đóng gói lại, sẵn sàng dùng cho nhu cầu của con người.

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 09/06/2022