logo

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến lớn. Vậy cùng Toploigiai tìm hiểu bài viết dưới đây về những sự chuyển biến đó nhé.


1. Tình hình kinh tế của Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

Đầu năm 1945, nông dân chiếm 95% dân số Việt Nam nhưng làm chủ không quá 30% diện tích ruộng đất. Riêng tầng lớp nông dân nghèo (không có hoặc chỉ có rất ít ruộng đất) chiếm 60% dân số nông thôn, nhưng chỉ có khoảng 10% ruộng đất. Còn giai cấp địa chủ chiếm không tới 5% dân số nhưng chiếm hữu 70% ruộng đất

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?

Sau khi thực dân Pháp thiết lập nền cai trị tại Việt Nam, đầu thế kỷ XX, các công ty Pháp bắt đầu xây dựng một số cơ sở công nghiệp trong các ngành khai khoáng, cơ khí, rồi đến hệ thống công nghiệp dịch vụ và công nghiệp chế biến. 

Năm 1860, Pháp tuyên bố mở cửa biển cho tàu buôn Pháp tự do vào Sài Gòn, chấm dứt thời kỳ thực hiện chính sách “bế quan toả cảng” của triều đình nhà Nguyễn. Tiếp theo đó là mở cửa biển Đà Năng (năm 1862), Quảng Yên, Hải Phòng năm 1885. Trong những năm đầu, ngoài Pháp, đã có tàu buôn của nhiều nước như: Trung Quốc, Anh, Hà Lan… đến mua bán trên thị trường Việt Nam và cạnh tranh với người Pháp.


2. Tình hình xã hội nước Việt Nam thời Pháp thuộc

Nước Việt Nam sau khi bị thực dân Pháp đô hộ đã có sự phân chia giai cấp khá rõ rệt:

* Giai cấp địa chủ phong kiến:

 - Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ vẫn có tinh thần yêu nước.

* Giai cấp nông dân:

- Cuộc sống của người nông dân cực khổ trăm bề.

- Có tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

* Tầng lớp tư sản:

- Tư sản mại bản dựa hẳn vào đế quốc Pháp để kinh doanh làm giàu nên có quyền lợi gắn chặt với Pháp, cấu kết chặt chẽ với chúng cả về kinh tế và chính trị.

- Tư sản dân tộc vừa ra đời đã bị đế quốc Pháp nên số lượng ít, thế lực kinh tế nhỏ bé, họ có khuynh hướng kinh doanh độc lập, bán hàng nội hóa, ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến do đó tầng lớp này là lực lượng cách mạng. 

* Tầng lớp tiểu tư sản:

- Họ có học thức, dễ có cảm giác chính trị. Họ không trực tiếp bóc lột lao động. Vì vậy, họ dễ tiếp thụ sự giáo dục cách mạng và cùng đi với công nông.

* Đội ngũ công nhân:

- Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.

icon-date
Xuất bản : 30/03/2022 - Cập nhật : 12/12/2022