Tổng hợp 20 câu hỏi Đúng sai Sinh 12 Di truyền quần thể chi tiết, có đáp án kèm theo. Hệ thống câu hỏi đúng sai bám sát chương trình sách mới năm học 2024-2025.
Câu 1. Một quần thể tự thụ phấn, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gene là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về cấu trúc các quần thể này?
a. F2 có tối đa 10 loại kiểu gene quy định các kiểu hình khác nhau.
b. Ở F3, Tần số allele A là 0,6 và B là 0,2.
c. Tỉ lệ kiểu gene đồng hợp tăng và tỉ lệ kiểu gene dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
d.. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 4/65 số cây có kiểu gene dị hợp tử về cả 2 cặp gene.
Hướng dẫn giải
a Sai, F2 có tối đa 9 loại kiểu gene .
b Sai, tần số allele A là 0,4 và a là 0,6
c Đúng.
d Đúng.
Câu 2. Khi nghiên cứu tỉ lệ nhóm máu trong một quần thể người đã thu được kết quả 45% số người mang nhóm máu A, 21% số người mang nhóm máu B, 30% số người mang nhóm máu AB và 4% số người mang nhóm máu O. Giả sử quần thể nghiên cứu đạt trạng thái cân bằng di truyền. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về cấu trúc các quần thể này?
a. Có 25% số người mang nhóm máu A có kiểu gene đồng hợp.
b. Tần số allele IB là 30%.
c. Tần số kiểu gene IAIO là 12%.
d.Tần số kiểu gene IBIO là 9%.
Hướng dẫn giải
Ta có: IOIO = 0,04 --> IO = 0,2
IAIA + 2IAIO = 0,45 --> IA = 0,5
--> IB = 1 - IA - IO = 1 - 0,5 - 0,2 = 0,3
a Đúng. Người mang nhóm máu A đồng hợp = 0,5 × 0,5 = 0,25
b Đúng, Tần số allele IB = 0,3
c Sai. Tân số KG IAIO = 2 × 0,5 × 0,2 = 0,2.
d Sai. Tần số KG IBIO = 2 × 0,3 × 0,2 = 0,12.
Câu 3. Một loài động vật ngẫu phối, xét một gene có hai allele, allele A trội hoàn toàn so với allele a. Bảng dưới đây ghi lại tỉ lệ kiểu hình lặn của ba quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
Quần thể | 1 | 2 | 3 | 4 |
Tỉ lệ kiểu hình lặn (%) | 49 | 6,25 | 9 | 16 |
Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về cấu trúc các quần thể này?
a. Tỉ lệ allele a trong quần thể 1 là 0,7.
b. Kiểu hình mang tính trạng đồng hợp trội trong quần thể 2 là 93,75%.
c. Kiểu hình mang kiểu gene dị hợp trong quần thể 3 khoảng 42%.
d. Tỉ lệ allele A trong quần thể 4 là 0,6.
Hướng dẫn giải
a đúng
b sai
c đúng
d đúng
Câu 4. Tại một quần thể thực vật giao phấn, một gene có 2 allele, trong đó A quy định kiểu hình thân cao trội hoàn toàn so với a quy định kiểu hình thân thấp, thành phần kiểu gene ban đầu là P: 0,2 AA : 0,8 Aa, sau 3 thế hệ thành phần kiểu gene quần thể ở thế hệ F3 là 9/25 AA : 12/25 Aa : 4/25 aa. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về cấu trúc các quần thể này?
a. Tần số allele thế hệ P là A= 3/5 ; a= 2/5.
b. Từ P đến F3 quần thể có thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
c. Nếu từ thế hệ F3 quần thể chuyển sang tự thụ phấn thì ở F4 tỉ lệ cây thân thấp là 7/25.
d. Nếu cho các cây cao ở F3 cho giao phấn ngẫu nhiên đời con có thể thu được 1/9 số cây thân thấp.
Hướng dẫn giải
Quy ước : A quy định thân cao > a quy định thân thấp.
a. Đúng. Tần số allele A là 0,2 + 0,8.0,5 = 0,6 → Tần số allele a là 0,4.
b. Đúng.
c. Sai.
Cấu trúc di truyền quần thể F3: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
Nếu quần thể tự thụ phấn thì tỉ lệ cây thân thấp F4 là :
d. sai. Cao F3 : (3/7AA : 4/7 Aa) x (3/7AA : 4/7 Aa) ->aa = 2/7 x 2/7 = 4/49
Câu 5. Thế hệ thứ nhất của một quần thể động vật ở trạng thái cân bằng di truyền có q(a) = 0,2; p(A) = 0,8. Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc 0,672AA : 0,256Aa : 0,072aa. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về cấu trúc các quần thể này?
a. Cấu trúc của quần thể ở thế hệ thứ nhất là 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.
b. So với quần thể thứ nhất thì thế hệ thứ hai có sự tăng tỉ lệ các thể đồng hợp và giảm tỉ lệ dị hợp.
c.. Quần thể đang chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.
d.. Quần thể đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng loại bỏ kiểu gene dị hợp.
Hướng dẫn giải
a. Đúng. Thế hệ thứ nhất có q = 0,2 , p = 0,8 nên cấu trúc của quần thể ở trạng thái cân bằng là 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.
b. Đúng. So với quần thể thứ nhất thì thế hệ thứ hai có sự tăng tỉ lệ các thể đồng hợp và giảm tỉ lệ dị hợp.
c. Đúng .Thế hệ thứ hai có qa = 0,072 + 0,256/2 = 0,2; → pA = 0,8 chứng tỏ tần số allele không đổi và quần thể đã xảy ra giao phối cận huyết hay nội phối.
d. Sai. Quần thể xảy ra giao phối cận huyết.
Câu 6. Ở một loài thực vật, allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa vàng. Tần số allele B được biểu diễn qua biểu đồ hình bên. Biết các quần thể trong biểu đồ đã cân bằng di truyền, các quần thể này có chung nguồn gốc. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về cấu trúc các quần thể này?
a. Quần thể 2 có tần số kiểu gene dị hợp cao nhất.
b. Tỉ lệ cây hoa đỏ của quần thể 4 là 32%.
c.. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở quần thể 3 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là 5/49.
d.. Các quần thể này có sự khác nhau về cấu trúc di truyền.
Hướng dẫn giải
Quần thể | Tần số allele | Thành phần kiểu gene (Cấu trúc đi truyền) |
1 | B = 0,3 ; b = 0,7 | 0,09BB : 0,42Bb : 0,49bb |
2 | B = 0,5 ; b = 0,5 | 0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb |
3 | B = 0,6 ; b = 0,4 | 0,36BB : 0,48Bb : 0,24bb |
4 | B = 0,2 ; b = 0,8 | 0,04BB : 0,32Bb : 0,64bb |
a đúng.
Quần thể Tần số allele Thành phần kiểu gene (Cấu trúc đi truyền)
1 B = 0,3 ; b = 0,7 0,09BB : 0,42Bb : 0,49bb
2 B = 0,5 ; b = 0,5 0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb
3 B = 0,6 ; b = 0,4 0,36BB : 0,48Bb : 0,24bb
4 B = 0,2 ; b = 0,8 0,04BB : 0,32Bb : 0,64bb
b sai. Tỉ lệ cây hoa đỏ của quần thể 4 là : (0,2)2 + 0,2 × 0,8 × 2 = 0,36.
c sai.
Cây hoa đỏ ở quần thể 3: 0,36BB : 0,64Bb → Chia lại tỉ lệ: 3/7 BB : 4/7 Bb cho các cây này giao phối ngẫu nhiên → Tần số allele: 5/7 B : 2/7 b.
→ Tỉ lệ cây hoa đỏ F1: 1 - (2/7)2 = 45/49.
d đúng. So bảng ở ý a → Cấu trúc di truyền của 4 quần thể là khác nhau.
Câu 7. Hình bên mô tả sự biến đổi tần số ba kiểu gene AA, Aa, aa ở một quần thể thực vật. Biết quần thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về cấu trúc các quần thể này?
a.Hình thức sinh sản của quần thể trên là tự thụ phấn.
b. Ở quần thể trên, tần số allele không đổi qua các thể hệ.
c. Ở thế hệ 0, quần thể có thể có cấu trúc di truyền là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.
d. Quần thể trên thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện môi trường sống ổn định.
Hướng dẫn giải
- a đúng. Vì qua các thế hệ tỷ lệ KG đồng hợp tăng, tỷ lệ KG dị hợp giảm, tần số allele không đổi. tỷ lệ Aa qua mỗi thế hệ giảm 1 nửa => quần thể trên là tự thụ phấn.
- b đúng. Vì tần số allele A = 0,6, a = 0,4 và không đổi qua các thể hệ.
- c đúng. Ở thế hệ 0, quần thể có thể có cấu trúc di truyền là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.
-d đúng. Quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần nên khả năng thích và phát triển tốt trong điều kiện môi trường sống ổn định.
Câu 8. Tại một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gene có hai allele, allele A trội hoàn toàn so với allele a. Giả sử chỉ dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng phân hoá khả năng sinh sản, tần số allele của quần thể này ở các thế hệ như sau:
Thế hệ | F1 | F2 | F3 | F4 |
Tần số allele A | 3/5 | 5/7 | 7/9 | 9/11 |
Biết rằng từ thế hệ ban đầu (P), quần thể đã có đủ các kiểu gene. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về cấu trúc các quần thể này?
a. Sự chọn lọc là có hại cho bản thân sinh vật nhưng có lợi cho quần thể.
b. Các cá thể mang kiểu gene aa đang được ưu tiên giao phối hơn so với AA và Aa.
c... Môi trường sống của quần thể ở F1 có thể đã bất lợi cho khoảng 16% cá thể.
d.. Nếu vẫn tiếp tục chọn lọc, trên lý thuyết, F5 có tỉ lệ Aa = 44/169.
Hướng dẫn giải
- a đúng, vì chọn lọc giúp giữ lại những cá thể thích nghi nhất cho quần thể.
- b sai, xu hướng chọn lọc cho thấy tần số A tăng lên còn a giảm xuống.
- c đúng, tần số allele a ở F1 = 2/5 = 0,4 🡪 aa = 0,16 = 16%.
- d đúng, qua mỗi thế hệ, tần số a giảm xuống theo phép tính qn = q/(1 + nq); chứng tỏ kiểu gene aa đã mất khả năng sinh sản. Tại F5, a = 0,4/(1 + 4 x 0,4) = 2/13.
🡪 Aa = 11/13 x 2/13 x 2 = 44/169.
Câu 9. Hình dưới đây thể hiện tỉ lệ các loại kiểu gene qui định màu lông của hai quần thể động vật thuộc cùng một loài, allele A qui định lông trắng trội hoàn toàn so với allele a qui định lông đen, gene nằm trên nhiễm sắc thể thường. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về cấu trúc các quần thể này?
a. Cấu trúc di truyền của quần thể I đang ở trạng thái cân bằng.
b. Tần số allele A và a ở cả 2 quần thể I và II lần lượt là: 0,3; 0,7.
c. Cho 2 cá thể đều có màu lông trắng ở quần thể I và II giao phối với nhau thu được F1. Tính theo lý thuyết F1 thu được cá thể lông màu đen là 25/136.
d. Nếu các cá thể ở quần thể I có cùng màu lông giao phối với nhau mà không giao phối với các cá thể khác màu lông của cơ thể mình. Theo lý thuyết, Tỉ lệ cá thể lông trắng ở là 36/85.
Hướng dẫn giải
Cấu trúc di truyển của:
. 1: 0,09AA:0,42Aa:0,49aa 🡺 A=0,3, a=0,7 b đúng
. 2: 0,12AA: 0,36Aa: 0,52aa 🡺 A=0,3, a=0,7
c sai vì:
Cho 2 cá thể đều có màu lông trắng ở quần thể I và II giao phối với nhau:
P: .1: (3/17 AA:14/17Aa) x .2: (1/4AA:3/4Aa)
aa= 4/17.3/4x1/4 = 21/136 🡺c sai.
Câu 10. Tại một quần thể thực vật tự thụ phấn, một gene có 2 allele, trong đó A quy định kiểu hình thân cao trội hoàn toàn so với a quy định kiểu hình thân thấp, thành phần kiểu gene ban đầu là P: 0,2 AA : 0,8 Aa, sau 3 thế hệ thành phần kiểu gene quần thể ở thế hệ F3 là 11/13 AA: 2/13 Aa. Xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Tần số allele thế hệ F1 là A= 3/4 ; a = 1/4.
b. Kiểu gene aa đã bị loại bỏ ở giai đoạn phôi hoặc aa không có khả năng sinh sản tạo thế hệ sau.
c. Nếu từ thế hệ F3 quần thể chuyển sang giao phối ngẫu nhiên và vẫn giữ nguyên cấu trúc.
d. Nếu xảy ra F3 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng sẽ tăng dần ở các đời tiếp theo.
Hướng dẫn giải
Từ giả thiết ta có: P: 0,2 AA : 0,8 Aa, sau 3 thế hệ thành phần kiểu gene quần thể ở thế hệ F3 là 11/13 AA: 2/13 Aa.
→ Vậy quần thể này có hiện tượng aa bị chết giai đoạn phôi
a. đúng P: 0,2 AA : 0,8 Aa → F1 là 0,5 AA ; 0,5 Aa →Tần số allele thế hệ F1 là A= 3/4 ; a = 1/4.
b. đúng Kiểu gene aa đã bị loại bỏ ở giai đoạn phôi hoặc aa không có khả năng sinh sản tạo thế hệ sau.
c sai Nếu từ thế hệ F3 quần thể chuyển sang giao phối ngẫu nhiên và vẫn giữ nguyên cấu trúc.
F3 là 11/13 AA: 2/13 Aa, ngẫu phối → (12/13)2 AA + 2 . ((12/13). (1/13) Aa + (1/13) 2 aa
Nếu aa chết giai đoạn phôi thì cấu trúc di truyền cũng vẫn thay đổi
d sai. Nếu xảy ra F3 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng sẽ tăng dần ở các đời tiếp theo.
vì aa chết giai đoạn phôi nên không xuất hiện kiểu hình thấp, hoa trắng.
F3 là 11/13 AA: 2/13 Aa, ngẫu phối → (12/13)2 AA + 2 . ((12/13). (1/13) Aa + (1/13) 2 aa
Nếu aa chết giai đoạn phôi thì cấu trúc di truyền cũng vẫn thay đổi
Câu 11. Khi một quần thể nào đó bị mất khỏi hệ sinh thái sẽ gây hậu quả không chỉ đối với các loài đó mà còn đối với các loài sinh vật khác. Trong một nghiên cứu về khả năng sinh sản thành công của một loài cây bụi ở Anh, các nhà khoa học đã ghi chép lại tỉ lệ hoa tạo hạt của hai khu vực đảo trong ba thí nghiệm: hoa chỉ có thể tự thụ phấn, hoa được thụ phấn nhờ động vật và hoa được thụ phấn nhờ con người (hình bên). Mỗi phát biểu sau đây về nghiên cứu này là Đúng hay Sai?
a.Hình thức sinh sản của loài thực vật này là tự thụ phấn.
b.Khi loài chim trên đảo bị tuyệt chủng đã làm tăng khả năng sinh sản của nhóm cây bụi này.
c.Có sự thay đổi đáng kể tỉ lệ hoa tạo hạt ở cả ba thí nghiệm trong hai khu vực đảo.
d.Việc thực hiện thí nghiệm thụ phấn cho hoa nhờ con người cho tỉ lệ hoa tạo hạt cao đã cho thấy loài thực vật trong nghiên cứu không chỉ được thụ phấn nhờ loài chim này.
Hướng dẫn giải
Nhìn đồ thị ta thấy hình thức thụ phấn nhờ chim và nhờ con người làm tăng khả năng sinh sản
=>a và d đúng
Câu 12. Ở một động vật giao phối, màu sắc vỏ do một gene có 3 allele nằm trên NST thường quy định. Trong đó A1 quy định vỏ có vân xám, A2 quy định vỏ chấm và A3 quy định vỏ trơn; các allele này trội lặn hoàn toàn theo thứ tự A1 >> A2 >> A3. Tại một quần thể đang cân bằng di truyền, thế hệ đang xét có tỉ lệ tần số các allele A1 : A2 : A3 = 5 : 3 : 2.
a. Quần thể hiện đang có 21% con có vỏ chấm.
b.. Nếu thế hệ sau quần thể vẫn cân bằng di truyền, thì quần thể có tỉ lệ cá thể đồng hợp bằng 19/31 so với tỉ lệ cá thể dị hợp.
c... Khi môi trường thay đổi làm cho những con vỏ chấm bị nổi bật và dễ bị ăn thịt, tần số allele A2 giảm dần qua các thế hệ cho đến khi không còn con có vỏ chấm nào thì A2 = 0.
d... Nếu các cá thể mang vỏ trơn không có khả năng sinh sản và quần thể không chịu tác động nào khác, thế hệ sau của quần thể có 1/36 con vỏ trơn.
Hướng dẫn giải
Quần thể đang cân bằng và có A1 : A2 : A3 = 5 : 3 : 2.
- a đúng, tỉ lệ vỏ chấm = A2A2 + A2A3 = 0,32 + 2 x 0,3 x 0,2 = 0,21 = 21%.
- b đúng, nếu vẫn cân bằng thì F1 không đổi so với P, khi đó tỉ lệ đồng hợp = 0,52 + 0,32 + 0,22 = 0,38 🡪 tỉ lệ dị hợp = 1 – 0,38 = 0,62; 🡪 tỉ lệ là 19/31.
- c sai, A2 có thể tồn tại ở thể A1A2.
- d đúng, khi vỏ trơn không sinh sản thì A3 ở F1 = 0,2 : (1 + 0,2) = 1/6 🡪 Tỉ lệ A3A3 ở F1 = 1/6 x 1/6 = 1/36.
Câu 13. Để xác định tần số các allele của locus A nằm trên NST thường ở một loài thú, người ta đã tiến hành thu mẫu ADN của 15 cá thể ngẫu nhiên trong quần thể, chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm có 5 cá thể. Mẫu ADN của mỗi cá thể được xử lý với enzyme cắt giới hạn để cắt locus A ra khỏi hệ gene , sau đó khuếch đại bằng phương pháp PCR. Các sản phẩm PCR được tinh sạch (chỉ còn các bản sao của locus A) và tiến hành phân tích bằng phương pháp điện di. Kết quả điện di được mô tả ở hình 10. Biết rằng allele 1 là allele kiểu dại, quy định kiểu hình lông đen, các allele 2, 3 đều là các allele đột biến, quy định kiểu hình lông xám và lặn so với allele 1, kiểu gene chứa cả allele 2 và 3 cho kiểu hình lông xám. Quy ước allele 1 là A1, allele 2 là A2, allele 3 là A3
Xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Trong 15 cá thể, tỷ lệ số cá thể lông đen so với số cá thể lông xám là 9 : 6.
b. Tỷ lệ allele trội so với allele lặn trong quần thể 15 cá thể là 3/7.
c. Cho các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên, đời con F1 có thể có tỷ lệ kiểu gene đồng hợp tử là 0,34.
d. Cho các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên, đời con F1 có thể có tỷ lệ kiểu hình lông đen so với tỷ lệ kiểu hình lông xám là 41/59.
Hướng dẫn giải
Từ kết quả điện di, ta thống kê được kiểu gene của các cá thể như sau:
Kiểu gene | A1A1 | A1A2 | A1A3 | A2A2 | A2A3 | A3A3 |
Số cá thể | 2 | 2 | 3 | 2 | 3 | 3 |
Tỉ lệ | 2/15 | 2/15 | 3/15 | 2/15 | 3/15 | 3/15 |
⇒ Cấu trúc di truyền của quần thể:
2/15 A1A1 : 2/15 A1A2 : 3/15 A1A3 : 2/15 A2A2 : 3/15 A2A3 : 3/15 A3A3
Tần số các allele:
A1 = 2/15 + 1/15 + 3/30 = 0,3; A2 = 2/15 + 1/15 + 3/30 = 0,3;
A3 = 3/30 + 3/30 + 3/15 = 0,4
a sai vì trong 15 cá thể xác định được thì có 7 cá thể lông đen và 8 cá thể lông xám nên tỷ lệ lông đen so với lông xám là 7 : 8.
b đúng vì allele A1 là trội và hai allele còn lại là lặn nên tỷ lệ trội so với lặn là 3 : 7
c đúng vì khi cho các cá thể lai ngẫu nhiên thu được F1 thì tỷ lệ con đồng hợp là 0.3 x 0.3 + 0.3 x 0.3 + 0.4 x 0.4 = 0,34
d đúng vì do quá trình giao phối có chọn lọc, quần thể sẽ chia thành hai nhóm giao phối: Một nhóm có kiểu hình lông đen và một nhóm có kiểu hình lông xám.
- Nhóm lông đen chiếm tỉ lệ 7/15 số cá thể của quần thể, có tỉ lệ các kiểu gene là 2/7 A1A1 : 2/7 A1A2 : 3/7 A1A3;
- Nhóm lông xám chiếm tỉ lệ 8/15 số cá thể của quần thể, có tỉ lệ các kiểu gene là 2/8 A2A2 : 3/8 A2A3 : 3/8 A3A3.
Xét nhóm cá thể lông đen, tần số các allele trong nhóm là:
A1 = 9/14; A2 = 2/14, A3 = 3/14 ⇒ quá trình giao phối giữa các cá thể trong nhóm sẽ tạo ra thế hệ F1 có tỉ lệ kiểu gene là: 81/196 A1A1 : 36/196 A1A2 : 4/196 A2A2 : 12/196 A2A3 : 9/196 A3A3 : 54/196 A1A3
Xét nhóm cá thể lông xám, tần số các allele trong nhóm là: A2 = 7/16, A3 = 9/16
⇒ quá trình giao phối giữa các cá thể trong nhóm sẽ tạo ra thế hệ F1 có tỉ lệ kiểu gene là: 49/256 A2A2 : 126/256 A2A3 : 81/256 A3A3.
Tỉ lệ các loại kiểu gene trong quần thể:
A1A1 = 7/15 x 81/196 = 27/140 = 0,19
A1A2 = 7/15 x 36/196 = 3/35 = 0,09
A1A3 = 7/15 x 54/196 = 9/70 = 0,13
A2A2 = 7/15 x 4/196 + 8/15 x 49/256 = 25/224 = 0,11
A2A3 = 7/15 x 12/196 + 8/15 x 126/256 = 163/560 = 0,29
A3A3 = 7/15 x 9/196 + 8/15 x 81/256 = 213/1120 = 0,19
Tỉ lệ kiểu hình: 0,41 lông đen : 0,59 lông xám.
Câu 14. Một loài thực vật lưỡng bội giao phấn ngẫu nhiên, xét 2 gene phân li độc lập; gene quy định màu hoa có 4 allele, allele B1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele B2, B3 và B4; allele B2 quy định hoa tím trội hoàn toàn so với allele B3 và B4; allele B3 quy định hoa vàngtrội hoàn toàn so với allele B4 quy định hoa trắng. Gene quy định hình dạng quả có 2 allele, allele D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với allele d quy định quả dài. Một quần thể, thế hệ P đang cân bằng di truyền gồm 8 loại kiểu hình, trong đó có 24% cây hoa tím quả tròn; 8,25% số cây hoa vàng, quả dài; 4% số cây hoa trắng, quả dài. Cho biết tần số allele D là 0,5. Xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Các cây hoa đỏ, quả tròn có tối đa 6 loại kiểu gene .
b. Tỉ lệ cây hoa tím dài lớn gấp 2 lần tỉ lệ cây hoa trắng, quả dài.
c. Các cây hoa tím, quả tròn giảm phân tạo tối đa 8 loại giao tử.
d. Ở thế hệ P, nếu cho tất cả các cây hoa đỏ, quả tròn giao phấn với tất cả cây hoa tím, quả tròn thì thế hệ F1 có 11/114 số cây hoa vàng, quả tròn.
Hướng dẫn giải
Câu 15. Nhóm máu MN ở người được xác định bởi 2 allele đồng trội M và N. Khi nghiên cứu thành phần nhóm máu ở các quần thể người khác nhau thu được kết quả trong bảng sau:
Xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a.Tần số allele M của quần thể người Nga là 0,619.
b. Tần số allele M của quần thể người Inuit là cao nhất trong các quần thể người.
c. Trong quá trình di cư, các quần thể chưa có sự di nhập gene với nhau.
d. Nếu quần thể người bản địa Úc và Nga du nhập lại với nhau thành một quần thể, tỉ lệ allele M trên tỉ lệ allele N là 241/159
Hướng dẫn giải
a đúng vì allele M = 0,399 + 0,44/2 = 0,619
b đúng
c sai
d sai vì tính lại bản địa Úc: allele M = 0,176
Allele M sau khi gộp = (0,176+0,619)/2 = 0,3975
Tính tỉ lệ 0,3975: (1- 0,3975) ra khác 241/159
Câu 16. Một quần thể thực vật giao phấn, xét gene A quy định màu sắc quả có 4 allele; allele A1 quy định quả đỏ, allele A2 quy định quả vàng; allele A3 quy định quả hồng; allele A4 quy định quả xanh (A1 > A2 > A3 > A4). Khi quần thể đạt cân bằng di truyền có tổng tỉ lệ cây quả đỏ và cây quả vàng là 51%; tổng tỉ lệ cây quả đỏ và cây quả hồng là 52%; tổng số cây quả đỏ và cây quả xanh chiếm 35%. Xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Số cây quả đỏ chiếm 10%.
b. Tần số allele của A2 gấp đôi tần số allele A4.
c. Số cây không thuần chủng chiếm 30%.
d.. Cho những cây quả vàng dị hợp giao phấn với những cây quả hồng thu được cây đồng hợp chiếm tỉ lệ là 37/196.
Hướng dẫn giải
Câu 17. Ở một loài côn trùng lưỡng bội, xét một gene quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm có hai allele, trong đó gene quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với gene quy định mắt trắng. Một quần thể (P) thuộc loài này có các cá thể mắt trắng chiếm tỉ lệ 30% và những cá thể có cùng màu mắt chỉ giao phối ngẫu nhiên với nhau mà không giao phối với các cá thể có màu mắt khác, ở thế hệ F1 thu được cá cá thể mắt trắng chiếm tỷ lệ 5/14. Biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác, sự biểu hiện của gene không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Tần số allele của quần thể ở thế hệ P khác với F1.
b. Ở p và F1, tỉ lệ kiểu gene đồng hợp trội bằng tỷ lệ kiều gene đồng hợp lặn.
c. Tỉ lệ kiểu gene dị hợp ớ F1 giảm bớt 4/35 so với tỉ lệ kiểu gene dị hợp ở P.
d. Ở thế hệ P, tỷ lệ kiểu gene AA bé hơn tỷ lệ kiểu gene Aa nhưng ở F1 thì ngược lại.
Hướng dẫn giải
- P = xAA:yAa:0,3aa => aa = 0,7(y/0,7 . ½)2 + 0,3 = 5/14 => y = 0,4 => P: 0,3AA:0,4Aa:0,3aa.
- Tỷ lệ Aa ở F1 = 0,7.(4/7.4/7.1/2+2.3/7.4/7.1/2) = 4/14 => Cấu trúc di truyền của quần thể ở F1: 5/14AA: 4/14Aa: 5/14aa.
a sai. Trường hợp giao phối có lựa chọn và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa còn lại thì tần số allele không thay đổi qua các thế hệ.
b đúng. Ở P và F1, tỉ lệ kiểu gene đồng hợp trội bằng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp lặn bằng 5/14.
c đúng. Tỉ lệ kiểu gene dị hợp ở F1 giảm bớt 0,4 – 4/14 = 4/35 so với tỉ lệ kiểu gene dị hợp ở P.
d đúng. Ở thế hệ P, tỉ lệ kiểu gene AA (bằng 0,3) bé hơn tỉ lệ kiểu gene Aa (0,4) nhưng ở F1 thì ngược
lại tỉ lệ kiểu gene AA (bằng 5/14) lớn hơn tỉ lệ kiểu gene Aa (4/14)
Câu 18. Ở một loài thực vật giao phấn, có hai quần thể sống ở hai bên bờ sông. Quần thể 1 có cấu trúc di truyền là: 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa; quần thể 2 có cấu trúc di truyền là: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Theo chiều gió thổi, một số hạt phấn từ quần thể 2 phát tán sang quần thể 1 và cấu trúc di truyền của quần thể 2 không thay đổi. Giả sử tỉ lệ hạt phấn phát tán từ quần thể 2 sang quần thể 1 qua các thế hệ như nhau; kích thước của hai quần thể không đổi qua các thế hệ. Xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Tần số allele A trong quần thể 1 có xu hướng giảm dần qua các thế hệ.
b. Tần số allele A trong quần thể 1 giữ nguyên không đổi khi kích thước quần thể 1 gấp 3 lần quần
thể 2.
c. Sau n thế hệ bị tạp giao thì quần thể 1 bị biến đổi cấu trúc di truyền giống quần thể 2.
d. Tần số allele A trong quần thể 1 sẽ tăng khi kích thước quần thể 2 nhỏ hơn rất nhiều so với quần thể 1.
Hướng dẫn giải
a đúng vì khi các hạt phân từ quần thể 2 bay sang quần thể 1 thì sẽ làm cho A giảm dần (do tần số allele A ở quần thể 2 bé hơn tần số allele A ở quần thể 1)
b sai. Nếu kích thước quần thể 1 bằng 3 lần quần thể 2 thì tần số allele A của quần thể 1 sau nhập cư sẽ thay đổi tùy thuộc vào tỉ lệ cá thể nhập cư. Do đó, nếu chỉ dựa vào tần số allele của 2 quần thể và tỉ lệ kích thước của 2 tuần thể thì chưa thể xác định được tần số allele của mỗi quần thể sau nhập cư.
c sai. Tần số allele A và a ở quần thể 1 là 0,8; 0,2. Khi có di nhập gene từ quần thể 2 sang quần thể 1 thì tần số allele A trong quần thể 1 sẽ giảm xuống nhưng không thể giảm về 0,7 như quần thể 2 được. Do đó, 2 quần thể có tần số allele khác nhau thì không thể có cấu trúc di truyền giống nhau.
d Sai. Vì tần số allele A của quần thể 1 lớn hơn tần số allele A của quần thể 2 nên việc nhập cư sẽ không làm tăng tần số allele A của quần thể 1.
Câu 19. Chuột túi đá (Chaetodipus intermedius) là loài sinh sống phổ biến ở vùng giáp ranh giữa Sonora, Mexico và Arizona, USA nhưng đặc biệt rằng ở khu vực này lại có các kiểu địa hình khác nhau gồm địa hình đá granit sáng và vùng dung nham tối ở gần miệng núi lửa. Khi quan sát màu của con chuột cũng có sự khác nhau và đó là kết quả của allele melanic ở locus Mc1r quy định. Khi thu thập dữ liệu các quần thể ở vùng Mid và vùng O’Neil thì các nhà khoa học đã thu thập được tỷ lệ chuột sáng màu và tối màu ở bảng bên, biết kiểu hình màu sẫm của chuột ở vùng dung nham miệng núi lửa do allele lặn quy định và các quần thể chuột đang ở dạng cân bằng:
Khu vực | Số chuột sáng | Số chuột sẫm |
Mid | 36 | 64 |
O’Neil | 168 | 32 |
Xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Tỷ lệ chuột màu sẫm tăng lên nhiều ở vùng West, Mid và East.
b. Ở những vùng dung nham tối, chọn lọc tự nhiên đã xảy ra để chọn lọc các con chuột có màu lông phù hợp để trốn tránh các loài ăn thịt và kẻ thù.
c. Tỷ lệ allele lặn ở Mid gấp 3 lần so với allele lặn ở O’Neil
d. Khi cho hai quần thể chuột giao phối với nhau thì sinh ra 100 cá thể chuột con, số lượng chuột mang allele lặn tương đương 78 con.
Hướng dẫn giải
a đúng vì khi nhìn vào đồ thị có thể thấy rõ ràng tần số allele lặn tăng lên ở trong các vùng dung nham tối
b đúng vì khi chống chọi lại với các kẻ thù và thú ăn thịt, các con chuột cần phải thích nghi và có màu lông tối để tránh bị bắt nên chọn lọc tự nhiên đã xảy ra
c sai vì
Để bài cho các quần thể đang cân bằng: Quần thể ở Mid có aa = 0,64 suy ra a =0,8 và A = 0,2
Quần thể ở O’Neil có aa = 0,16 suy ra a = 0,4 và A = 0,6
Vậy a ở Mid gấp 2 lần a ở O’Neil
d sai vì khi cho Mid ( 0,2A : 0,8a) x O’Neil (0,6A : 0,4a) thì sẽ thu được 0,12AA : 0,56Aa : 0,32aa
Vậy khi sinh ra 100 con thì sẽ có 88 con có allele lặn
Câu 20. Quan sát một quần thể tại một thời điểm xác định ta thấy quần thể có cấu trúc như hình bên dưới. Biết rằng quần thể có 2 loại allele là A1 và A2. Quan sát hình và cho biết phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Quần thể trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
b. Nếu A1 trội không hoàn toàn so với A2 thì trong quần thể có 3 kiểu gene và 2 kiểu hình.
c. Khi ở trạng thái cân bằng di truyền, nếu tần số allele A1 = A2 thì tần số kiểu gene dị hợp là nhỏ nhất.
d. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại allele A1 sẽ nhanh làm thay đổi tần số allele hơn chống lại allele A2.
Hướng dẫn giải
a Sai. Quần thể có cấu trúc di truyền là: 9A1A1: 9A1A2: 9A2A2 quần thể cân bằng di truyền khi y2 − 4xz = 0 do đó: 92 − 4 x 9 × 9 khác 0 vậy quần thể không cân bằng di truyền.
b Sai. Nếu A1 trội không hoàn toàn so với A2 thì trong quần thể có 3 kiểu gene và 3 kiểu hình. Trong trường hợp trội không hoàn toàn thì có bao nhiêu kiểu gene sẽ có bấy nhiêu kiểu hình.
c Sai. Khi ở trạng thái cân bằng di truyền, nếu tần số allele A1 = A2 thì tần số kiểu gene dị hợp là lớn nhất. Điều này các em học bên toán rồi, tổng không đổi (trường hợp này A1 + A2) = 1 thi tích của chúng lớn nhất A1A2 khi và chi khi A1 = A2.
d Sai. Ở đây chúng ta chưa có thể khẳng định được vì bài bài chưa cho biết trội lặn và tần số allele lúc ban đầu là như nhau.
Câu 21. Một quần thể tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) của quần thể này gồm 10% cây hoa trắng; còn lại là hoa đỏ và hoa vàng trong đó hoa đỏ dị hợp 2 cặp gene chiếm tỉ lệ 20%. Ở F1 có tỉ lệ kiểu hình gồm 15 cây hoa đỏ: 44 cây hoa vàng: 21 cây hoa trắng. Biết rằng hai cặp gene Aa và Bb tương tác bổ sung, trong đó A và B quy định hoa đỏ; kiểu gene chỉ có 1 allele trội A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gene không mang allele trội quy định hoa trắng. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Ở thế hệ (P) có tối đa 6 loại kiểu gene .
b. Ở F2 quần thể có tối đa 9 loại kiểu gene .
c.. Nếu (P) có 4 loại kiểu gene tỉ lệ kiểu gene đời (P) là 1: 2: 3: 4
d.. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ ở F4, xác suất thu được cây thuần chủng là 155/187
Hướng dẫn giải