logo

Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

Câu hỏi: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

A.  NaCl.                         

B.  Na2SO4.                                 

C.  NaOH.                                  

D.  NaNO3.

Lời giải:

Đáp án đúng: C. NaOH

Giải thích:

NaOH là một bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.

[CHUẨN NHẤT] Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về bazơ qua nội dung bài viết dưới đây nhé.


Mục lục nội dung

A. Bazơ

I. Định nghĩa về BAZƠ là gì?

Bazơ là hợp chất hóa học mà phân tử của nó bao gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH), trong đó hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit.

Ngoài ra, ta có thể hình dung bazơ chính là chất mà khi hòa tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có pH lớn.

Công thức của BAZƠ là gì?

Bazơ có công thức hóa học tổng quát sau đây:

M(OH)n

Trong đó:

+ M là môt kim loại

+ n là Hóa trị của kim loại.

- Ví dụ :

+ CTHH của bazơ Natrihidroxit là NaOH

+ CTHH của bazơ Sắt (III) hidroxit là H2CO3

+ CTHH của bazơ kali hidroxit là KOH

II. Phân loại bazơ

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính bazơ thành 2 loại:

- Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

- Những bazơ không tan trong nước: 

Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3…

III. Tính chất hóa học của bazơ

1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

           3Ca(OH)+ P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

            Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ  mới.

Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Thí dụ: Cu(OH) →t0 CuO + H2O

           2Fe(OH)3t0 Fe2O3 + 3H2O     


B. NATRI HIĐROXIT (NaOH)

I. Tính chất vật lí

– Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.

- Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải giấy và ăn mòn da. Khi sử dụng NaOH phải hết sức cẩn thận.

II. Tính chất hóa học

Natri hiđroxit có đầy đủ tính chất của một bazơ tan (kiềm).

1. Làm đổi màu chất chỉ thị.

Dung dịch NaOH làm đổi màu qùy tím thành xanh, dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.

2. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)

Thí dụ: NaOH + HCl → NaCl + H2O

           2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

3. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước 

Thí dụ: 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

           2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

(khi NaOH tác dụng với CO2, SO2 còn có thể tạo ra muối axit NaHCO3, NaHSO3)

4. Tác dụng với dung dịch muối.

Thí dụ: 2 NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

III. Ứng dụng

Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất. Nó được dùng trong:

-Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.

- Sản xuất giấy, tơ nhân tạo, trong chế biến dầu mỏ.

- Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất).

IV. Sản xuất Natri hiđroxit

Trong công nghiệp, NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân có màng ngăn giữa cực âm và cực dương.

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2

icon-date
Xuất bản : 17/07/2021 - Cập nhật : 18/07/2021