logo

Dụng cụ đo công của dòng điện là gì?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Công của dòng điện được đo bằng” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Vật lý 11 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Công của dòng điện được đo bằng:

A. Ampe kế

B. Vôn kế

C. Tĩnh điện kế

D. Công tơ điện

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Công tơ điện

Công của dòng điện được đo bằng công tơ điện 

Kiến thức tham khảo về Dòng điện 
I. Dòng điện

Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt tải điện

Dụng cụ đo công của dòng điện là gì?

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho tác dụng của dòng điện.

Chiều của dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương trong vật dẫn.

Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng từ. Ngoài ra còn có một số tác dụng như nhiệt, cơ, hóa, sinh... 

Trị số của dòng điện cho biết mức độ mạnh hay yếu của dòng điện.

Đại lượng này được đo bằng ampe kế và có đơn vị là ampe(A).


II. Cường độ dòng điện - Dòng điện không đổi 

- Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng Δq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Δt và khoảng thời gian đó:

Dụng cụ đo công của dòng điện là gì? (ảnh 2)

- Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Cường độ của dòng điện không đổi được tính bằng công thức: 

Dụng cụ đo công của dòng điện là gì? (ảnh 3)

III. Nguồn điện

- Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

- Bên trong nguồn điện có các lực lạ làm nhiệm vụ tách các êlectron ra khỏi nguyên tử và di chuyển các êlectron và ion ra khỏi mỗi cực của nguồn: Cực âm (luôn thừa êlectron), cực dương (thiếu hoặc ít êlectron hơn cực kia).

Dụng cụ đo công của dòng điện là gì? (ảnh 4)

- Mỗi nguồn điện đặc trưng bởi hai đại lượng: Suất điện động ℰ và điện trở trong r.


IV. Suất điện động của nguồn điện

1. Công của nguồn điện

Công của các lực là thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện.

Nguồn điện là một nguồn năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công khi dịch chuyển các điện tích dương bên trong nguồn điện ngược chiều điện trường hoặc dịch chuyển các điện tích âm bên trong nguồn điện cùng chiều điện trường.

2. Suất điện động của nguồn điện

- Định nghĩa: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích q đó.

Dụng cụ đo công của dòng điện là gì? (ảnh 5)

Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó. Như đã biết số vôn này cũng là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu của nguồn điện khi mạch hở. Vì vậy, suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi mạch hở.

Trong mạch điện kín, dòng điện chạy qua mạch ngoài và cả mạch trong.

Như vậy, nguồn điện cũng là một vật dẫn và cũng có điện trở. Điện trở này được gọi là điện trở trong của nguồn điện. Vì vậy mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng suất điện động ξ và điện trở trong r của nó.


V. Công tơ điện

1. Công tơ điện là gì?

Công tơ điện hay còn được gọi là đồng hồ điện, điện năng kế là thiết bị dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện, hệ thống điện,… Tại Việt Nam, công tơ điện được công ty điện lực Việt Nam lấy làm cơ sở để thanh toán chi phí tiền điện hàng tháng. 

2. Công dụng của công tơ điện

- Công tơ điện thể hiện chính xác mức độ tiêu thụ điện của các thiết bị điện;

- Giúp người dùng điện theo dõi và kiểm soát dòng điện tiêu thụ;

- Ổn định dòng điện xoay chiều.

3. Phân loại công tơ điện phổ biến hiện nay

Dụng cụ đo công của dòng điện là gì? (ảnh 6)

Thông thường, công tơ điện sẽ được phân theo 3 loại cơ bản: 1 pha, 3 pha và loại 2 chiều. Chi tiết mỗi thiết bị như sau:

a. Công tơ điện 1 pha

Loại thiết bị công tơ này được sử dụng dòng điện 1 pha 2 dây gồm 1 pha cơ và 1 pha điện tử

b. Công tơ điện 3 pha

Đây là thiết bị được sử dụng cho mạng lưới điện 3 pha 4 dây, được chia thành 2 loại cơ bản gián tiếp và trực tiếp

Công tơ điện 3 pha được lắp đặt ở các công trình, nhà máy sản xuất lớn sử dụng mạng điện 3 pha và ít gặp ở các hộ dân

c. Công tơ điện 2 chiều

Loại công tơ này gồm 2 bộ nhớ thường được sử dụng để đo nguồn điện từ các dự án điện năng lượng mặt trời và dùng để đo đếm nguồn điện năng 2 chiều

- Bộ nhớ 1: Dùng để lưu trữ các chỉ số điện năng tiêu thụ được cung cấp bởi công ty điện lực Việt Nam.

- Bộ nhớ 2: Lưu trữ chỉ số điện năng từ hệ thống lưới năng lượng mặt trời đã được lắp đặt.

icon-date
Xuất bản : 05/04/2022 - Cập nhật : 14/06/2022