Câu hỏi: Dựa vào hình 5.2 và thông tin trong bài, em hãy giải thích vì sao ranh giới múi giờ không thẳng theo đường kinh tuyến.
Trả lời
Do được điều chỉnh theo đường biên giới quốc gia nên ranh giới múi giờ không thẳng theo đường kinh tuyến.
Kiến thức tham khảo về Công thức tính múi giờ Trái Đất
Sau nhiều năm nghiên cứu, người ta xác định công thức tính giờ như sau:
Tm = To + M.
Theo công thức sẽ có:
- Tm chính là múi giờ.
- To là giờ xác định theo GMT.
- M là là số thứ tự theo kinh tuyến của múi giờ.
Dựa theo múi giờ của kinh độ, chúng ta có thể tính toán chính xác được giờ địa phương. Và ngược lại biết rõ múi giờ địa phương là tính được múi giờ nơi mình đang sống. Công thức cụ thể là:
Tm = Tm + Dt
Trong đó, Dt chính là khoảng chênh lệch về thời gian giữa kinh độ múi giờ với kinh độ cần được xác định. Nhà khoa học sẽ căn cứ vào vị trí kinh tuyến mà đưa ra dấu cộng hoặc trừ. Trường hợp kinh tuyến đang nằm ở bán cầu Đông ở công thức sẽ thành “+ Dt” còn ở bán cầu Tây là “- Dt”.
Như vậy, mọi người sẽ thiết lập được cách tính giờ tại hai bán cầu thành:
- Giờ tại bán cầu Đông = giờ GMT + giờ tại khu vực địa phương.
- Giờ tại bán cầu Tây = giờ khu vực địa phương - giờ GMT.
Tuy nhiên, khi tính toán vẫn cần chú ý tại điểm cùng bán cầu sẽ không thay đổi về ngày. Còn khi khác bán cầu sẽ có sự thay đổi không chỉ giờ mà cả ngày cũng khác. Quy luật đổi ngày sẽ tính từ kinh tuyến 180 độ. Nếu từ Đông sang Tây cộng thêm 1 ngày, ngược lại từ Tây sang Đông tính lùi đi 1 ngày.