logo

Dựa vào hình 24.1 hãy phân tích sơ đồ cơ cấu kinh tế

Câu hỏi: Dựa vào hình 24.1 hãy phân tích sơ đồ cơ cấu kinh tế. 

Dựa vào hình 24.1 hãy phân tích sơ đồ cơ cấu kinh tế

Trả lời

- Phân tích sơ đồ cơ cấu kinh tế:

+ Cơ cấu nền kinh tế gồm 3 bộ phận: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

+ Trong mỗi bộ phận lại gồm các thành phần:

- Cơ cấu ngành kinh tế gồm 3 ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.

- Cơ cấu thành phần kinh tế gồm 2 khu vực: Khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Cơ cấu lãnh thổ gồm 3 cấp: toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 24: Cơ cấu kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế

Tìm hiểu Khái niệm cơ cấu thành phần kinh tế. Phân loại cơ cấu kinh tế

Khái niệm cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế được xem là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành của nó chính là một thành phần kinh tế.

Cơ cấu thành phần kinh tế hiện nay cũng có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hay cũng có thể xem xét theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.

Nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là nhằm mục đích để có thể đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.

Thuật ngữ liên quan:

Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể.

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỉ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân.

Dựa vào hình 24.1 hãy phân tích sơ đồ cơ cấu kinh tế (ảnh 2)

Phân loại cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế ngành

Ngành nông nghiệp: Là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, các ngành này hình thành và phát triển tương đối độc lập, nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau.

Nông nghiệp là một ngành cơ bản của nền kinh tế cả nước, vừa chịu sự chi phối chung của nền kinh tế quốc dân, vừa gắn bó mật thiết với các ngành khác trên địa bàn nông thôn, đồng thời lại phản ánh những nét riêng biệt mang tính đặc thù của 1 ngành mà đối tượng sản xuất là những cơ thể sống.

Theo nghĩa hẹp: nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, theo nghĩa rộng thì nông nghiệp còn bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản.

Ngành công nghiệp: Là một ngành quan trọng của nền kinh tế bao gồm ngành công nghiệp nhẹ: Chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, da - giầy, điện tử - tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng.

Công nghiệp nặng: Dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng….

Ngành dịch vụ: Đây là một ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ bao gồm rất nhiều loại: Thương mại, dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách, dịch vụ bưu chính - viễn thông, dịch vụ tài chính tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán…dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phục vụ đời sống. Đối với Việt Nam hiện nay, du lịch đang thực sự trở thành 1 ngành kinh tế mũi nhọn.

Cơ cấu kinh tế vùng - lãnh thổ

Trong từng Quốc gia do những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau nên trong quá trình phát triển đã hình thành các vùng kinh tế sinh thái khác nhau.

Cơ cấu vùng - lãnh thổ kinh tế là sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ trên phạm vi cả nước. Cơ cấu vùng - lãnh thổ được coi là nhân tố hàng đầu để tăng trưởng và phát triển bền vững các ngành kinh tế được phân bố ở vùng. Việc xác lập cơ cấu kinh tế vùng - Lãnh thổ 1 cách hợp lý nhằm phân bố trí các ngành sản xuất trên vùng - lãnh thổ sao cho thích hợp để triển khai có hiệu quả mọi tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Việc bố trí sản xuất ở mỗi vùng không khép kín mà có sự liên kết với các vùng khác có liên quan để gắn với cơ cấu kinh tế của cả nước: ở nước ta có thể chia ra các vùng kinh tế như sau:

- Trung du và miền núi bắc bộ

- Tây Nguyên

- Đồng bằng sông cửu long

- Vùng KTTĐ Bắc bộ

- Vùng KTTĐ Miền trung

- Vùng KTTĐ Phía Nam

Cơ cấu thành phần kinh tế

- Kinh tế nhà nước: Phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

- Kinh tế tập thể: Phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt.

- Kinh tế cá thể, tiểu chủ: Cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài.

- Kinh tế tư nhân.

- Kinh tế hỗn hợp: Dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước.

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam được khuyến khích phát triển, hướng mạch vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng.

icon-date
Xuất bản : 08/08/2022 - Cập nhật : 08/08/2022